(Baothanhhoa.vn) - Ở huyện Quảng Xương, cây cói được trồng trên địa bàn 7 xã: Quảng Phúc, Quảng Vọng, Quảng Ngọc, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Long, Quảng Khê. Tổng diện tích trồng cói đạt khoảng 550 ha, sản lượng hàng năm đạt gần 7.000 tấn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cói, huyện Quảng Xương đã khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình đầu tư vốn để mua mới, cải tạo máy dệt chiếu, nâng cao năng suất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả nghề làm chiếu cói ở Quảng Xương

Ở huyện Quảng Xương, cây cói được trồng trên địa bàn 7 xã: Quảng Phúc, Quảng Vọng, Quảng Ngọc, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Long, Quảng Khê. Tổng diện tích trồng cói đạt khoảng 550 ha, sản lượng hàng năm đạt gần 7.000 tấn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cói, huyện Quảng Xương đã khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình đầu tư vốn để mua mới, cải tạo máy dệt chiếu, nâng cao năng suất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nghề làm chiếu mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở xã Quảng Văn (Quảng Xương).

Hiện nay, xã Quảng Vọng có hơn 200 ha trồng cói, sản lượng hàng năm đạt 2.800 tấn. Để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, xã Quảng Vọng đã vận động các hộ gia đình có truyền thống dệt chiếu cói tiếp tục giữ nghề; đồng thời, phối hợp với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các hộ dân có nhu cầu đầu tư máy dệt chiếu được vay vốn mở rộng sản xuất. Đến nay, trên địa bàn xã có 120 hộ tham gia làm chiếu cói, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động, với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Đại diện lãnh đạo UBND xã Quảng Vọng, chia sẻ: Xã xác định, nghề làm chiếu là ngành nghề kinh tế chủ lực ở địa phương. Do đó, trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu cói bảo đảm tiêu chuẩn cho chế biến; đồng thời hỗ trợ, khuyến khích các hộ dân tiếp tục đầu tư máy móc vào các công đoạn sản xuất chiếu cói.

Tại xã Quảng Văn, số lượng máy dệt chiếu cũng đã phát triển lên đến con số 65 máy. Anh Lê Văn Du, thôn Kim Lâm Đồng, cho biết: Gia đình mới đầu tư 100 triệu đồng để sắm 1 chiếc máy dệt chiếu mới. Có máy rồi, những công đoạn tỉ mỉ, vất vả trước kia đã được máy làm thay, năng suất tăng gấp 20 - 30 lần so với làm thủ công truyền thống. Chiếu dệt ra đều, đẹp nên làm ra đến đâu bán hết đến đó. Trung bình một máy sử dụng 2 lao động thường xuyên, với công suất đạt khoảng 30 - 40 đôi chiếu/ngày, lợi nhuận gần 10 ngàn đồng/đôi chiếu. Mỗi tháng, 1 máy dệt chiếu mang lại lợi nhuận cho gia đình khoảng 10 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quảng Xương, cho biết: Nghề làm chiếu hiện đang được quan tâm, phát triển mạnh ở địa phương, góp phần quan trọng trong mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Toàn huyện hiện có 450 máy dệt chiếu và gần 1.000 hộ dệt chiếu. Sản lượng sản xuất hàng năm khoảng 3 triệu đôi chiếu các loại. Vậy nhưng cái khó nhất để phát triển bền vững nghề làm chiếu hiện nay là hàng hóa vẫn do các cơ sở tư nhân tự tìm đầu ra, chưa có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm để hướng tới một thị trường tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, ở nhiều thời điểm, vẫn còn tình trạng thiếu nguyên liệu.

Để phát triển nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cói ở huyện Quảng Xương, chính quyền địa phương cần xúc tiến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng này thuận lợi trong khâu xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hướng tới thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, tập trung hướng dẫn người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây cói, đáp ứng yêu cầu nguồn nguyên liệu cho sản xuất.


Bài và ảnh: Thảo Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]