(Baothanhhoa.vn) - Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa xác định phát triển 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực; trong đó, trồng trọt có 7 sản phẩm, gồm: Lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao; ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao; rau an toàn, hoa, cây cảnh; mía thâm canh, cây ăn quả và cây thức ăn chăn nuôi. Chăn nuôi có 5 sản phẩm: Bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu, con nuôi đặc sản. Thủy sản có 3 sản phẩm: Tôm he chân trắng, ngao Bến Tre, sản phẩm hải sản khai thác xa bờ. Lâm nghiệp có 4 sản phẩm: Gỗ lớn, luồng thâm canh, quế, dược liệu dưới tán rừng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Định hướng phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa xác định phát triển 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực; trong đó, trồng trọt có 7 sản phẩm, gồm: Lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao; ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao; rau an toàn, hoa, cây cảnh; mía thâm canh, cây ăn quả và cây thức ăn chăn nuôi. Chăn nuôi có 5 sản phẩm: Bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu, con nuôi đặc sản. Thủy sản có 3 sản phẩm: Tôm he chân trắng, ngao Bến Tre, sản phẩm hải sản khai thác xa bờ. Lâm nghiệp có 4 sản phẩm: Gỗ lớn, luồng thâm canh, quế, dược liệu dưới tán rừng.

Định hướng phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Khu nuôi gà lông màu của Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Happy Farm.

Trên cơ sở xác định các sản phẩm chủ lực tỉnh Thanh Hóa định hướng đến năm 2020, xây dựng 6 thương hiệu hàng hóa nông sản xứ Thanh, gồm: Lúa gạo, mía, cây ăn quả, ngao Hậu Lộc, quế ngọc Thường Xuân và đào cảnh Xuân Du (Như Thanh). Giai đoạn 2021-2030, tiếp tục xây dựng thêm 41 thương hiệu nông sản còn lại như: Thịt bò chất lượng cao, các con nuôi đặc sản, tôm chân trắng,... Các sản phẩm lâm nghiệp được định hướng gồm: Gỗ xẻ nan thanh, ván MDF, các sản phẩm mộc và gỗ chế biến từ gỗ rừng trồng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất chế, biến từ tre, nứa, vầu, tinh dầu quế, sa nhân, ba kích, thảo quả, chè vằng, thiên niên kiện, nấm lim xanh,...

Để phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực thực hiện tích tụ đất đai, hướng đến sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến theo chiều sâu đối với các sản phẩm như: Ván ghép thanh, ván MDF, các sản phẩm chế biến từ luồng,... Khuyến khích doanh nghiệp, đơn vị, hộ kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Trong lâm nghiệp, thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC cho mô hình lâm nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất cây giống, trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đối với 2 sản phẩm là cây luồng và rừng gỗ lớn tại Thạch Thành và Quan Hóa.

Đi đôi với các giải pháp về sản xuất, ngành nông nghiệp và các địa phương còn tập trung thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, như: Duy trì và phát triển các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh đã và đang tham gia xuất khẩu đến nhiều thị trường các nước, như: Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Thái Lan, Nga, Pháp, Bê-la-rút, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Mỹ,... Tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp, hộ cá thể sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông sản theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm; quan tâm thiết kế mẫu mã, nhãn mác sản phẩm, đăng ký sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu và đăng ký với các thị trường xuất khẩu. Tăng cường tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia; đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp trên các cổng thông tin quốc gia, của tỉnh, áp dụng các phương thức kinh doanh tiên tiến,... tạo cơ hội tập trung xuất khẩu vào các thị trường truyền thống và trọng điểm, như thị trường EU, Đông Á, ASEAN, Bắc Mỹ, châu Đại Dương, Liên bang Nga, Đông Âu, châu Phi cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Cùng với đó, ngành nông nghiệp tập trung xây dựng 4 chương trình trọng tâm, gồm: Chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng xuất khẩu chủ lực; chương trình hỗ trợ công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu chủ lực; chương trình cải cách hành chính và phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng chủ lực và chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng chủ lực.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài Và Ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]