(Baothanhhoa.vn) - Ngày 28-3, tại Khách sạn Mường Thanh (TP Thanh Hóa), Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa) phối hợp với Ban Quản lý (BQL) Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (gọi tắt Dự án VFBC) tại tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn tổ chức Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Ngày 28-3, tại Khách sạn Mường Thanh (TP Thanh Hóa), Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa) phối hợp với Ban Quản lý (BQL) Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (gọi tắt Dự án VFBC) tại tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn tổ chức Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Ông Mai Hữu Phúc, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa phát biểu khai mạc diễn đàn.

Dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa; đại diện Ban quản lý Dự án VFBC tỉnh Thanh Hóa; Công ty Biomass Fuel Nghi Sơn; Công ty bảo hiểm Hillridge Việt Nam; đại diện lãnh đạo Viện nông nghiệp Thanh Hóa, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, Quỹ Bảo vệ rừng và phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa; đại diện các BQL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh, Hạt Kiểm lâm các huyện, liên huyện; Hiệp hội gỗ và lâm sản tỉnh Thanh Hóa; đại diện các doanh nghiệp chế biến gỗ; đại diện nhóm hộ, HTX thực hiện bảo vệ rừng, PCCCR; đại diện một số vườn ươm, công ty giống cây trồng trên địa bàn tỉnh và đơn vị thực hiện dự án VFBC tại Hà Nội.

Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Toàn cảnh diễn đàn.

Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Ông Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT phát biểu.

Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Các đại biểu tham dự.

Thanh Hóa có diện tích rừng lớn thứ 3 cả nước (sau Quảng Nam và Nghệ An) với 692.305,45 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm trên 53,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có trên 220.000 ha rừng trồng sản xuất. Toàn tỉnh có 188 doanh nghiệp, 835 cơ sở và 28 làng nghề có hoạt động chế biến lâm sản; bình quân mỗi năm chế biến tiêu thụ 10.000m3 gỗ gia dụng và xây dựng, 110.000m3 dăm gỗ; 75.000m2 ván gỗ công nghiệp.

Những năm qua, sản xuất lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa không chỉ dừng lại ở việc xóa đói, giảm nghèo mà đã và đang từng bước góp phần làm giàu cho các hộ gia đình khu vực miền núi. Tuy nhiên phần lớn diện tích rừng trồng cung cấp lâm sản của tỉnh Thanh Hóa hiện nay chưa được cấp chứng chỉ rừng. Người dân đang phát triển sản xuất một cách tự phát, thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp trong việc trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; các mô hình liên kết trồng rừng, tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều; sản phẩm chế biến sâu còn hạn chế.

Với mục tiêu “Lấy doanh nghiệp chế biến gỗ làm trung tâm”, diễn đàn được tổ chức nhằm tìm ra giải pháp để các doanh nghiệp ngành gỗ trong tỉnh nâng cao uy tín, thương hiệu, ngành chế biến gỗ xuất khẩu được khẳng định, góp phần tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm, tạo bước đột phá của ngành lâm nghiệp tỉnh nhà.

Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Ông Abraham Guillen, Giám đốc Hợp phần quản lý rừng bền vững - Dự án VFBC phát biểu.

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, ông Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đang là xu thế của phát triển lâm nghiệp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tại Thanh Hóa, diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ rừng mới chỉ đạt trên 25.000 ha, chỉ chiếm khoảng 4% tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh. Đối với thị trường xuất khẩu gỗ, mặc dù tình hình thế giới, nhất là các quốc gia thuộc EU - đối tác của Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) đang có nhiều biến động, nhưng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn tăng trưởng. Thực thi Hiệp định VPA/FLEGT, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam nói chung và tại Thanh Hóa nói riêng sẽ nâng cao uy tín, thương hiệu ngành chế biến gỗ xuất khẩu được khẳng định, góp phần tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu.

Để tìm ra giải pháp để các doanh nghiệp ngành gỗ trong tỉnh nâng cao uy tín, thương hiệu, góp phần tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm, ông Lê Đức Thuận đề nghị, các đại biểu với tinh thần, trách nhiệm cao, tâm huyết, tập trung trao đổi, thảo luận qua đó góp phần giúp cho cơ quan quản lý nhà nước tham mưu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, định hướng được hoạt động quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Ông Eisuke Nomura, Tổng giám đốc Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn trình bày thực trạng và giải pháp để liên kết trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng gắn với cấp chứng chỉ FSC, cũng như quy mô xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và chế biến gỗ công nghệ cao của Công ty.

Tại diễn đàn, đã có 11 ý kiến phát biểu, thảo luận, trao đổi về các vấn đề như thực trạng và giải pháp để liên kết trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng gắn với cấp chứng chỉ FSC; tiềm năng và cơ hội đầu tư, phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Phương pháp tiếp cận Công – Tư – Cộng đồng của Dự án VFBC; Cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng; hoạt động hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu gỗ bền vững; Xu hướng thị trường gỗ và tác động đến quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng; Bảo hiểm rừng trồng; Các chính sách của Nhà nước về chuỗi giá trị gỗ rừng trồng bền vững; Ứng dụng công nghệ trong quản lý rừng bền vững và chuỗi giá trị; Các mô hình liên kết trong chuỗi giá trị gỗ rừng trồng bền vững...

Diễn đàn “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng gắn với chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Ký kết hợp đồng hợp tác giữa Công ty Biomass Nghi Sơn và Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh.

Trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra chương trình ký kết hợp tác giữa Công ty Biomass Nghi Sơn và Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh.

Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (gọi tắt Dự án VFBC) do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ không hoàn lại. Địa điểm thực hiện dự án là các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Lâm Đồng và 3 Vườn Quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên). Mục tiêu tổng quát của dự án là giảm phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ các-bon trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng của Việt Nam; Bảo tồn đa dạng sinh học ở những khu vực rừng có giá trị cao về đa dạng sinh học của quốc gia. Thời gian thực hiện từ năm 2021 -2026. Tại Thanh Hóa, Dự án VFBC của USAID đã làm việc chặt chẽ với các bên liên quan, đặc biệt là với các doanh nghiệp tư nhân trong sản xuất và chế biến gỗ, ký kết hai thỏa thuận đối tác với tổng đầu tư hơn 41,7 triệu USD để mở rộng các mô hình kinh doanh khả thi. Dự kiến thực hiện các thỏa thuận đã ký kết này sẽ dẫn đến cải thiện đời sống cho hơn 48.000 người và chứng nhận FSC gần 8.000 ha cây keo.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]