(Baothanhhoa.vn) - Phấn đấu giải ngân hoàn thành 100% kế hoạch nguồn vốn đã được giao năm 2023 và vốn chuyển tiếp năm 2022, các ngành có liên quan và các địa phương miền núi đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719).

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài cuối): Tháo gỡ vướng mắc, khơi thông dòng vốn

Phấn đấu giải ngân hoàn thành 100% kế hoạch nguồn vốn đã được giao năm 2023 và vốn chuyển tiếp năm 2022, các ngành có liên quan và các địa phương miền núi đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719).

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài cuối): Tháo gỡ vướng mắc, khơi thông dòng vốnSau khi được hướng dẫn các thủ tục đầu tư bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, Trường Trung cấp Nghề Thạch Thành đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng các hạng mục công trình. Ảnh: Hải Đăng

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh luôn dành sự quan tâm rất lớn đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã tổ chức 13 hội nghị trực tuyến với các sở, ngành và địa phương; thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công Chương trình 1719. Công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát tiến độ thực hiện Chương trình 1719 từ tỉnh đến cơ sở được thực hiện thường xuyên, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành thông qua hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, địa phương nắm bắt đầy đủ thực tiễn triển khai, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung những cơ chế, chính sách còn bất cập, đề xuất giải pháp phù hợp với thực tiễn. Hiện tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành ban hành các văn bản quản lý, điều hành theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình 1719, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch, hướng dẫn, góp phần tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện chương trình thuộc trách nhiệm của tỉnh đảm bảo tiến độ đề ra. Sau khi được hướng dẫn chi tiết và có hồ sơ mẫu cụ thể giúp cho các địa phương thực hiện thuận lợi hơn từ trình tự, thủ tục thực hiện từ khâu rà soát, bình xét, lập danh sách đối tượng được thụ hưởng chính sách bảo đảm công bằng, dân chủ. Theo ông Nguyễn Chí Công, Chủ tịch UBND xã Thành Sơn (Bá Thước), sau khi một số “nút thắt” trong thực hiện Chương trình 1719 được tháo gỡ, địa phương nhanh chóng hướng dẫn người dân được thụ hưởng chính sách hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý theo quy định. Xã Thành Sơn phấn đấu giải ngân 100% vốn giao thực hiện nội dung số 2 hỗ trợ hộ nghèo làm nhà thuộc Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Chương trình 1719 chuyển tiếp từ năm 2022 sang năm 2023.

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023 và khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới năm 2024. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan của tỉnh tăng cường hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện, các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo đủ điều kiện giao kế hoạch chi tiết năm 2023; đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được giao kế hoạch chi tiết, sớm giải ngân hết vốn trước ngày 31/12/2023.

Nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình 1719 trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh, theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Mai Xuân Bình, trong thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp theo yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ quy định cấp tỉnh chủ động quyết định cụ thể việc thực hiện các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện huy động nguồn lực tại địa phương. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt và giảm thiểu thủ tục hành chính trong quá trình tổ chức thực hiện, đề nghị Chính phủ bổ sung cơ chế đặc thù theo quy định phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định nội dung, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất. Ủy ban Dân tộc sớm có văn bản tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với nội dung hỗ trợ đất ở thuộc Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” và Tiểu dự án 1, Dự án 9 “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù”. Đồng thời sớm ban hành Bộ tài liệu đào tạo bồi dưỡng thực hiện Tiểu dự án 4 của Dự án 5 “Phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài cuối): Tháo gỡ vướng mắc, khơi thông dòng vốnMô hình trồng cây ăn quả ở thôn Bái Tôm, xã Điền Quang (Bá Thước) được hỗ trợ cây giống bước đầu đang phát huy hiệu quả. Ảnh Lê Hợi

Cùng với đó, Ủy ban Dân tộc đề xuất báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt danh sách các thôn, bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhưng không thuộc xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hoặc có văn bản hướng dẫn việc công nhận và thực hiện các chế độ, chính sách đối với các thôn này để tỉnh có căn cứ triển khai thực hiện. Ngoài ra, nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong thực hiện Chương trình 1719, các ban giám sát ở các địa phương tích cực hoạt động giám sát liên quan đến dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần, từ khi tạo mặt bằng, thi công, tập kết nguyên vật liệu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng... Giá trị công trình được thông báo công khai đến người dân và được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã.

Ở một khía cạnh khác, nhằm giúp địa phương không bị động trong thực hiện Chương trình 1719, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành Nguyễn Đình Tam cho rằng, hằng năm khi HĐND, UBND tỉnh ban hành nghị quyết và quyết định phân bổ vốn cho các địa phương thực hiện Chương trình 1719, các sở, ngành của tỉnh cũng sớm ban hành kế hoạch và văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án. Trên cơ sở đó, để cấp huyện căn cứ xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, không để cấp huyện lúng túng trong việc triển khai vì không có hướng dẫn của cấp trên hoặc hướng dẫn không cụ thể, không rõ ràng, đảm bảo thời gian, kịp tiến độ của Chương trình 1719.

Cũng phải nhìn nhận rằng, việc chậm giải ngân vốn Chương trình 1719 ở một số địa phương không hẳn do sự chậm trễ, thiếu đồng bộ trong các văn bản hướng dẫn từ Trung ương mà còn có tình trạng thiếu quyết liệt, cụ thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương. Cùng với đó là một bộ phận cán bộ, công chức năng lực, trình độ chuyên môn còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, cũng có ý kiến cho rằng, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, giải ngân nguồn vốn, trước hết, cấp ủy, chính quyền địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ. Đồng thời tiếp tục nâng cao kỷ luật, kỷ cương công vụ, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ được giao...

Lê Hợi - Đỗ Đức

Tin liên quan:
  • Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài cuối): Tháo gỡ vướng mắc, khơi thông dòng vốn
    Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội ...

    Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được phê duyệt theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 1719) có đa mục tiêu, đa ngành, đa lĩnh vực, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên do nhiều vướng mắc, khó khăn, nên việc thực hiện chương trình này vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

  • Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài cuối): Tháo gỡ vướng mắc, khơi thông dòng vốn
    Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội ...

    Hiện nay, việc thực hiện các dự án, tiểu dự án theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719) đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã được phân bổ.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]