(Baothanhhoa.vn) - Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế chưa cao, những năm gần đây, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó, các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất với nông dân cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp với giá cả ổn định.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế chưa cao, những năm gần đây, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó, các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất với nông dân cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp với giá cả ổn định.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩmDiện tích dưa Kim Hoàng hậu được liên kết, bao tiêu sản phẩm của hộ gia đình anh Phạm Văn Viên, thôn Phang Thôn, xã Định Hòa (Yên Định).

Những ngày đầu tháng 12, gia đình anh Phạm Văn Viên, thôn Phang Thôn, xã Định Hòa (Yên Định) đang chuẩn bị thu hoạch lứa dưa vàng Kim Hoàng hậu thứ 3 trong năm. Niềm vui nhân đôi khi dưa trồng trái vụ đạt tiêu chuẩn, chất lượng, được liên kết tiêu thụ với nhiều cửa hàng thực phẩm sạch. Đồng thời, sản phẩm của gia đình vừa được UBND tỉnh công nhận đạt 3 sao trong Chương trình OCOP. Anh Viên cho biết: Hiện nay, gia đình đang ký kết hợp đồng tiêu thụ dưa vàng với giá 30.000 đồng/kg và diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm hơn 6.000m2. Tham gia hợp đồng liên kết với các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị mini trên địa bàn huyện, gia đình thực hiện canh tác theo quy trình riêng biệt để tạo ra sản phẩm an toàn, đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, sản lượng bình quân đạt khoảng 60 tấn/lứa, doanh thu đạt 1,8 tỷ đồng/lứa (sản xuất 3 lứa/năm).

Trên địa bàn xã Định Hòa còn có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, như: Sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm đạt 650 ha/năm liên kết với Tập đoàn Giống Thái Bình, Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam...; 3 mô hình chăn nuôi gà liên kết với Công ty CP Japa Việt Nam... Việc sản xuất theo chuỗi liên kết không chỉ giúp bảo đảm đầu ra ổn định mà còn làm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc liên kết sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc (Hậu Lộc) luôn tích cực tìm kiếm thị trường, liên doanh, liên kết với các HTX, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản, như: Công ty CP Giống cây trồng Trung ương, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty TNHH Tình Cầm...; xây dựng các mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn kết hợp với bao tiêu sản phẩm, như: 35 ha khoai tây Marabel, 20 ha cải bó xôi, hành lá, 15 ha ngô ngọt và các loại rau màu khác... Đến nay, HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc đã có những bước đi vững chắc với doanh thu đạt 1,8 - 2,2 tỷ đồng/năm; trong đó, thu nhập từ sản xuất liên doanh, liên kết và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa gần 1,5 tỷ đồng/năm.

Hiện nay, đối với sản phẩm trồng trọt, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha/năm, sản lượng đạt khoảng 170.754 tấn/năm; vùng sản xuất lúa đạt 158.158 ha/năm, vùng sản xuất ngô thâm canh đạt khoảng 20.000 ha/năm... Thông qua đó, hình thành được 193 chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm lúa, gạo; 219 chuỗi cung ứng rau, củ, quả an toàn... Đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực, toàn tỉnh đã xây dựng được 4 vùng chăn nuôi tập trung các loại con nuôi, như: bò sữa, bò thịt, lợn và các loại gia cầm, tại các huyện trọng điểm về chăn nuôi, như: Yên Định, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Như Thanh, Hoằng Hóa... Đồng thời, có khoảng 420 HTX xây dựng được các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh có các sản phẩm vào hệ thống siêu thị hiện đại...

Thực tế cho thấy, tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, hầu hết các HTX và người dân đã và đang chú trọng đến hình thức liên kết chuỗi giá trị. Đây thực sự là mô hình liên kết phù hợp với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, khắc phục được hạn chế của kinh tế hộ, thuận lợi áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo vùng nguyên liệu và đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tuy hiệu quả của việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông sản cho người dân được khẳng định nhưng để việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thực sự phát triển bền vững thì cần có kế hoạch phát triển cụ thể. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh liên kết “4 nhà” trong phát triển các loại cây trồng, vật nuôi; rà soát, quy hoạch hàng hóa theo vùng sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung và tiêu thụ sản phẩm; tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích doanh nghiệp tham gia tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]