(Baothanhhoa.vn) - Hơn 3 năm qua, nhiều công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước được triển khai trên địa bàn xã Trung Xuân, đã làm thay đổi tích cực diện mạo của xã.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu ấn những công trình xây dựng cơ bản tại xã vùng cao Trung Xuân

Hơn 3 năm qua, nhiều công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước được triển khai trên địa bàn xã Trung Xuân, đã làm thay đổi tích cực diện mạo của xã.

Cầu treo Trung Xuân được xây dựng đã phá vỡ thế cô lập cho 3 bản của xã Trung Xuân (Quan Sơn).

Trung Xuân là xã vùng sâu của huyện vùng biên Quan Sơn, vốn bị dòng sông Lò chia cắt làm 2 phần. Những ngọn đồi, đỉnh núi nối nhau khiến các bản làng, chòm xóm phải phân bổ rải rác trên những địa hình phức tạp trải dài trên tổng diện tích tự nhiên gần 5.000 ha. Đó chính là lý do khiến nhiều đời nay, đời sống đồng bào ở đây gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giao lưu hàng hóa, cho con em đến trường... Hơn 3 năm qua, nhiều công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước được triển khai trên địa bàn xã Trung Xuân, đã làm thay đổi tích cực diện mạo của xã.

Chỉ cách trụ sở UBND xã chừng nửa cây số, cây cầu treo Trung Xuân có kiến trúc đẹp, trở thành cầu nối giữa đôi bờ sông Lò từng gây cách trở ngàn đời với người dân nơi đây. Sau 3 năm đưa vào sử dụng, cây cầu treo được hỗ trợ đầu tư xây dựng theo Chương trình 30a này đã phá thế cô lập cho đồng bào các bản Muống, Cạn và Mòn. Cùng với đoạn đường giao thông được đổ bê tông dài hơn 2km tiếp nối với đầu cầu treo, hằng ngày, 750 nhân khẩu của các bản nói trên có thể dễ dàng đến trung tâm xã bằng xe mô tô, xe đạp bất cứ lúc nào. Các cháu học sinh cũng náo nức đến trường tìm con chữ, thay vì phải đi bè luồng vượt sông với hiểm nguy luôn rình rập. Từ khi có điều kiện giao thông thuận lợi, sự giao thoa văn hóa và phát triển kinh tế ở các bản đã có bước phát triển đáng mừng. Những đồi luồng, những bó nan thanh, rồi sản phẩm chăn nuôi của bà con đã có người vào tận bản thu mua.

Cụ Hà Thị Ế, 81 tuổi, người dân bản Mòn, nhớ lại: Trước đây, chúng tôi phải đi đường mòn nhỏ hẹp. Việc đi lại cũng chỉ là đi bộ, nhưng nửa năm mùa mưa là đất đỏ dính dép, trơn trượt nên rất khó khăn. Theo đó, việc phát triển kinh tế của các gia đình chỉ dừng lại chăn nuôi một hai con bò, trồng rau kiểu tự cấp, tự túc. Từ khi có con đường và cây cầu, mọi thứ đã thay đổi. Nay, những đàn gà, đàn dê, đàn lợn đã có đường vận chuyển, được nhà nhà nuôi thả, góp phần nâng cao thu nhập so với trước kia.

Từ năm 2015 đến nay, chỉ tính riêng các công trình hạ tầng từ nguồn vốn Chương trình 135 hỗ trợ, xã Trung Xuân đã có 3 công trình được đưa vào sử dụng, trong đó 1 công trình giao thông, 1 đập thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và 1 nhà văn hóa, với tổng vốn đầu tư gần 2,27 tỷ đồng. Đến nay, các công trình này đều phát huy hiệu quả, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho nhân dân địa phương. Tại bản Phú Nam, con đường bê tông từ trung tâm xã về tận bản tuy không quá rộng, nhưng đủ cho những máy cày cỡ lớn về tham gia cày xới để trồng sắn, trồng mía trên các triền đồi. Những xe ô tô tải có thể vào tận bản, chở nông sản đi tiêu thụ, đưa lại cuộc sống ấm no hơn cho người dân.

Thời gian gần đây, chính quyền và nhân dân xã Trung Xuân cũng đang nỗ lực vượt khó để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CTMTQG XDNTM). Đến tháng 11 này, tuy mới đạt 11 trong tổng số 19 tiêu chí NTM, song sự quyết tâm của cán bộ và nhân dân ở đây là khá cao. Tinh thần ấy càng được nhân lên bởi những công trình được hỗ trợ từ nguồn vốn CTMTQG XDNTM đã hiện hữu và phát huy hiệu quả trên vùng đất khó. Đầu tiên phải kể đến dự án nâng cấp Trạm Y tế xã Trung Xuân được triển khai, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2016 với tổng vốn 412 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của CTMTQG XDNTM. Hơn 2 năm được đưa vào sử dụng, 2 khu nhà của trạm y tế xã đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin cho những người ốm đau của địa phương xa trung tâm huyện này. Bác sĩ Lữ Văn Điệp, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Trung Xuân, cho biết: Từ khi đưa vào hoạt động, trung bình mỗi tháng chúng tôi khám và điều trị cho khoảng 150 lượt bệnh nhân.

Một công trình được hỗ trợ từ nguồn vốn CTMTQG XDNTM khác cũng mới được đưa vào sử dụng là nhà văn hóa bản Cạn. Công trình được đầu tư với tổng kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng được thiết kế theo kiến trúc nhà sàn, phù hợp với phong tục tập quán và nguyện vọng của hơn 70 hộ dân trong bản. Hơn một năm đưa vào sử dụng, công trình trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, phát triển phong trào văn hóa văn nghệ, góp phần duy trì, lưu giữ những giá trị của đời sống tinh thần cho người dân địa phương.

Những ngày cuối năm này, xã Trung Xuân có 2 công trình đang được hoàn thiện là công sở UBND và hội trường – nhà văn hóa xã, cũng được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của CTMTQG XDNTM. Những công trình hứa hẹn đem lại diện mạo mới cho xã vùng cao, bảo đảm tiêu chí để Trung Xuân tiếp tục nỗ lực trở thành một trong những xã về đích NTM sớm của huyện Quan Sơn.


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]