(Baothanhhoa.vn) - Hàng năm, diện tích nhiều loại cây trồng trên địa bàn xã Quang Trung (Ngọc Lặc) cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch, sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 3.660 tấn/năm. Xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất.

Đa dạng các mô hình kinh tế nông nghiệp ở xã Quang Trung

Hàng năm, diện tích nhiều loại cây trồng trên địa bàn xã Quang Trung (Ngọc Lặc) cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch, sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 3.660 tấn/năm. Xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất.

Đa dạng các mô hình kinh tế nông nghiệp ở xã Quang TrungMô hình nuôi chim bồ câu Pháp ở thôn Lưu Phúc, xã Quang Trung (Ngọc Lặc) cho hiệu quả kinh tế cao.

Từ năm 2020 đến tháng 5-2023, toàn xã đã chuyển đổi hơn 50 ha đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với đó, xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển các mô hình trang trại, gia trại. Đến nay, xã đã có nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Tiêu biểu như trang trại trồng mít Thái của hộ ông Nguyễn Vĩnh Thanh, thôn Quang Thái Bình với quy mô diện tích 12 ha. Trang trại tổng hợp của hộ ông Phạm Vương Thư, thôn Thuận Hòa với 8,5 ha trồng dứa gai, bưởi, sắn dây, nghệ, keo, luồng,... Trang trại tổng hợp của hộ ông Bùi Văn Quang, thôn Thuận Hòa với 5 ha trồng các loại cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Trang trại tổng hợp của hộ ông Phạm Văn Dụng, thôn Bái E với 3 ha trồng keo, luồng và chăn nuôi trâu bò. Mô hình nuôi chim cút thịt của hộ ông Hà Minh Hiếu, thôn Quang Thái Bình với quy mô nuôi hơn 500 con/lứa, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình chăn nuôi gà thịt của hộ ông Bùi Hồng Sỹ với số lượng 3.000 con... Ngoài ra, trên địa bàn xã còn một số mô hình chăn nuôi gà thịt quy mô lên tới hàng nghìn con/lứa... Những mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao từng bước giúp người dân xã Quang Trung vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Không những thế, các mô hình kinh tế này còn giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 54 triệu đồng/năm. Nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương, xã đang vận động phát triển các mô hình sản xuất và chế biến sâm mật ong lên men và sản phẩm chế biến từ quả mít thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện.

Đồng chí Phạm Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Quang Trung, cho biết: Địa phương xác định phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, xã chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn những giống cây, con có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất. Đồng thời, xã khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với việc thực hiện chương trình sản phẩm OCOP. Các mô hình kinh tế nông nghiệp tại xã đang phát triển theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa và phát huy được lợi thế đất đai.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]