(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh phát triển với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, như: Thịt súc sản, thủy hải sản, sản phẩm gỗ, dưa chuột đóng hộp, tinh bột nghệ... Tuy nhiên, mối quan hệ giữa vùng nông sản nguyên liệu và các nhà máy chế biến thiếu chặt chẽ và bộc lộ nhiều hạn chế, cần tập trung giải quyết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Củng cố, thắt chặt mối quan hệ giữa vùng nông sản nguyên liệu và các nhà máy chế biến

Những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh phát triển với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, như: Thịt súc sản, thủy hải sản, sản phẩm gỗ, dưa chuột đóng hộp, tinh bột nghệ... Tuy nhiên, mối quan hệ giữa vùng nông sản nguyên liệu và các nhà máy chế biến thiếu chặt chẽ và bộc lộ nhiều hạn chế, cần tập trung giải quyết.

Củng cố, thắt chặt mối quan hệ giữa vùng nông sản nguyên liệu và các nhà máy chế biến

Vùng nguyên liệu dứa xã Hà Long (Hà Trung)

Theo số liệu thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hằng năm, tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt khoảng 1,6 triệu tấn, cây ăn quả hơn 223.000 tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng hơn 230.000 tấn và hơn 170.000 tấn thủy sản... Trong đó, có nhiều sản phẩm được sản xuất theo quy trình VietGAP, áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu và được truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, như: Vùng nguyên liệu mía, sắn tại các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Thạch Thành...; vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân; vùng nguyên liệu dứa tại thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Thạch Thành, Cẩm Thủy; vùng nuôi trồng thủy sản ở các huyện, thành phố ven biển... Tuy nhiên, ngoài việc liên kết tiêu thụ mía, sắn giữa các doanh nghiệp: Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh, Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân và người dân thì tại hầu hết các vùng sản xuất tập trung việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và nhà máy chế biến chưa chặt chẽ, được hình thành thông qua hệ thống thương lái.

Nguyên nhân của vấn đề thiếu liên kết và liên kết không bền chặt giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu đã được các chuyên gia kinh tế và các ngành phân tích, đánh giá. Trong đó, có 2 nguyên nhân là tỉnh chưa thu hút, hình thành được nhiều nhà máy để bao tiêu, chế biến hết lượng nông sản hàng hóa lớn và chất lượng hàng hóa nông sản chưa đạt tiêu chuẩn để các nhà máy, doanh nghiệp chế biến thu mua. Ông Hoàng Ngọc Hà, Giám đốc Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, cho biết: Thực tế, công ty ký liên kết với người trồng dứa tại các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, thị xã Bỉm Sơn..., với tổng diện tích gần 200 ha, năng suất bình quân 65-70 tấn/ha, tổng sản lượng của diện tích này khoảng 13.000 - 14.000 tấn/năm. Tuy nhiên, công ty chỉ thu mua số lượng dứa đạt loại 1, loại 2 (chiếm 50-60% sản lượng).

Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân đổi mới công nghệ và đầu tư thêm nhà máy chế biến tại nước Lào, với công suất 150 tấn tinh bột sắn/ngày nên nhu cầu nguyên liệu của công ty lớn. Niên vụ 2018-2019, công ty có nhu cầu thu mua khoảng 100.000 tấn sắn nguyên liệu và ký hợp đồng liên kết với người sản xuất thuộc các huyện Thường Xuân, Như Thanh, Như Xuân, tổng diện tích khoảng 3.500 ha. Diện tích đã ký liên kết cung cấp được khoảng 76.000 tấn sắn củ, do đó để bảo đảm công suất chế biến, công ty đã tìm kiếm, thu mua ngoài vùng nguyên liệu gần 30.000 tấn sắn củ. Ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân, cho biết: Nhu cầu nguyên liệu của nhà máy lớn, song người sản xuất và vùng nguyên liệu không cung cấp đủ cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sút doanh thu của công ty. Do đó, việc các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu chất lượng là điều tất yếu. Muốn tạo mối quan hệ bền chặt, trước hết tại các vùng nguyên liệu cần hướng tới tập trung sản xuất quy mô lớn, bảo đảm chất lượng, sản lượng nguyên liệu.

Tại nhiều hội nghị của tỉnh, vấn đề thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã được quan tâm và tìm hướng giải quyết. Để củng cố mối quan hệ giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu thì các sở, ban, ngành cần tham mưu, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất nông sản tổng quát, dài hơi, dựa trên những tiềm năng lợi thế sẵn có. Áp dụng các mô hình, kỹ thuật, giống mới năng suất, chất lượng và chủ động thực hiện giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động được nguồn nguyên liệu. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất ở các vùng nguyên liệu, tổ chức các lớp tập huấn đào tạo kỹ năng quản lý, nghiệp vụ cho cán bộ địa phương và cấp cơ sở, lực lượng kỹ thuật viên trên một số lĩnh vực liên quan đến phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài Và Ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]