(Baothanhhoa.vn) - Tại hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp - người dân tỉnh Thanh Hóa năm 2022 tổ chức sáng 1-4, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa Cao Tiến Đoan tin tưởng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự thấu hiểu, đồng lòng của các ngân hàng, sự nỗ lực, quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sẽ sớm đưa kinh tế của tỉnh trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Cùng chia sẻ, khơi thông nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh

Tại hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp - người dân tỉnh Thanh Hóa năm 2022 tổ chức sáng 1-4, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa Cao Tiến Đoan tin tưởng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự thấu hiểu, đồng lòng của các ngân hàng, sự nỗ lực, quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sẽ sớm đưa kinh tế của tỉnh trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Cùng chia sẻ, khơi thông nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh khẳng định: Đây là hội nghị rất ý nghĩa, cơ hội để chính quyền, ngân hàng và doanh nghiệp cùng chia sẻ, bàn luận để tìm ra các giải pháp hữu hiệu, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Bởi nguồn vốn và dòng tiền được coi là “máu”, là “oxy” là “máy trợ thở” đối với các doanh nghiệp lúc này.

Trên cơ sở đề xuất, tổng hợp những kiến nghị của doanh nghiệp và tình hình thực tế thời gian qua, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đề xuất một số nội dung như: Các DN đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp không có việc làm, phải ngừng hoạt động, các chi phí sản xuất tăng, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy nên rất khó khăn. Dòng tiền để duy trì doanh nghiệp là rất quan trọng. Doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận chính sách ưu đãi tín dụng để vượt qua khó khăn.

Ông Cao Tiến Đoan cho cho rằng: Các khoản vay ngắn, trung, dài hạn nếu áp dụng tỷ lệ bảo đảm tài sản chung sẽ rất khó khăn cho mỗi doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục vay vốn. Trường hợp có quy định rõ tỷ lệ tài sản bảo đảm cho các khoản vay ngắn, trung, dài hạn mà có lợi cho doanh nghiệp thì các ngân hàng thương mại nên xem xét cụ thể để có cơ chế, chính sách phù hợp.

Việc định giá tài sản bảo đảm thấp hơn so với thực tế rất khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục vay. Hiện, các ngân hàng có quy định về bảo lãnh khác nhau, tuy nhiên ở một số ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh (bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, tạm ứng...) yêu cầu bắt buộc phải có tài sản tương ứng, còn các ngân hàng khác lại có cơ chế thông thoáng hơn.

Ông Cao Tiến Đoan cũng kiến nghị ngân hàng nên tăng thêm thời gian cơ cấu nợ, cho phép doanh nghiệp áp dụng linh động điều kiện cơ cấu nợ phù hợp. Mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi giãn, giảm lãi suất cho doanh nghiệp và xem xét giảm tỷ lệ tối đa lãi suất cho các khoản vay tại ngân hàng. Xem xét cho vay mới đối với doanh nghiệp cần phục hồi sản xuất hoặc mở rộng kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ triển khai hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bện; đánh giá lại tài sản thế chấp tại ngân hàng là bất động sản phù hợp với thị trường, để các doanh nghiệp có cơ hội vay thêm vốn, có cơ chế linh hoạt trong các khoản vay trung, dài hạn được bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai.

Để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro; nghiên cứu, xây dựng các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và thế mạnh của địa phương, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Khánh Phương (ghi)

Tin liên quan:

Khánh Phương (ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]