(Baothanhhoa.vn) - Trong thời gian qua, các địa phương ven biển đã triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn, mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị hiện đại, từng bước chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hải sản, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ.

Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hải sản theo hướng bền vững

Trong thời gian qua, các địa phương ven biển đã triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn, mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị hiện đại, từng bước chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hải sản, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ.

Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hải sản theo hướng bền vữngTàu cá của ngư dân ven biển hành nghề mành chụp hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển đảo Hòn Mê.

Ngày 15-11-2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, quy định rõ nghề, ngư cụ cấm sử dụng trong khai thác thủy sản. Trong đó, nghề lưới kéo là một trong những nghề cấm. Tuy nhiên, hiện nghề khai thác hải sản trong tỉnh rất đa dạng, từ khai thác ven bờ đến khai thác xa bờ. Trong đó, nghề lưới kéo 1.047 tàu, chiếm 16,8%; lưới vây 124 tàu, chiếm 2%; lưới rê 1.624 tàu, chiếm 26%; câu 504 tàu, chiếm 8,1%; chụp 499 tàu, chiếm 8%; te, pha xúc, lồng bẫy,... 2.322 tàu, chiếm 37,2% tổng số tàu cá đã đăng ký. Qua cơ cấu nghề cho thấy, hoạt động khai thác hải sản của các địa phương phần lớn ở vùng ven bờ, nên nguồn lợi hải sản bị suy giảm mạnh trong thời gian qua. Quá trình thực hiện cấp phép theo hạn ngạch được công bố gặp nhiều khó khăn; chủ tàu có nhu cầu cấp phép nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường (nghề lồng bẫy, nghề chụp,...) nhưng đã hết hạn ngạch giấy phép, một tàu cá kiêm nhiều nghề... Mặt khác, do chưa có dữ liệu về nguồn lợi thủy sản để làm căn cứ xác định hạn ngạch đối với các nghề khai thác hiệu quả, thân thiện với môi trường, đã ảnh hưởng đến nhu cầu của các chủ tàu cá chuyển đổi từ các nghề khai thác kém hiệu quả, không thân thiện với môi trường sang nghề hiệu quả, thân thiện với môi trường. Trước thực trạng trên, việc điều chỉnh lại năng lực khai thác hải sản là rất cần thiết trong chiến lược tái cơ cấu nghề khai thác hải sản của tỉnh. Theo đó, tàu cá có công suất dưới 20CV giảm từ 4.647 chiếc (năm 2016) xuống 3.577 chiếc (năm 2021), giảm 1.070 chiếc. Cơ cấu khai thác hải sản chuyển dịch tích cực, chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ, sử dụng các phương tiện, máy móc hiện đại nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

Toàn tỉnh đang phấn đấu đến năm 2025 tổng số tàu cá khai thác xa bờ (khai thác vùng khơi) là 1.500 tàu, với tổng công suất khai thác 552.500CV, sản lượng khai thác 87.000 tấn. Hiện các địa phương ven biển trong tỉnh đang tập trung phát triển đội tàu cá công suất lớn chuyên khai thác ở vùng khơi (theo hạn ngạch đã xác định), các nghề khai thác có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường theo hướng nâng cao hiệu quả; từng bước hiện đại hóa đội tàu khai thác, thay thế tàu vỏ gỗ bằng vỏ thép, vật liệu mới. Khuyến khích ngư dân tích cực đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá, nâng cao năng lực sản xuất. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đóng tàu để chuyển đổi từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ và phân vùng, phân cấp quản lý cho các địa phương ven biển. Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật các mô hình khai thác có hiệu quả kinh tế cao ở các ngư trường xa bờ cho ngư dân. Tập trung phát triển nghề khai thác có hiệu quả, như: lưới vây, câu, lưới rê, mành chụp...; giảm những nghề khai thác kém hiệu quả, nhất là những nghề gây xâm hại đến nguồn lợi thủy sản.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]