(Baothanhhoa.vn) - Tại Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đều đặt vấn đề xây dựng và phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, gồm: Trung tâm động lực TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn; Trung tâm động lực phía Nam (Khu Kinh tế Nghi Sơn); Trung tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn); Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng), góp phần giúp tỉnh sớm trở thành một trong những cực tăng trưởng mới ở khu vực phía Bắc và cả nước.

Bước chuyển vùng kinh tế động lực

Tại Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đều đặt vấn đề xây dựng và phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, gồm: Trung tâm động lực TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn; Trung tâm động lực phía Nam (Khu Kinh tế Nghi Sơn); Trung tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn); Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng), góp phần giúp tỉnh sớm trở thành một trong những cực tăng trưởng mới ở khu vực phía Bắc và cả nước.

Bước chuyển vùng kinh tế động lực

TP Thanh Hóa nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Hiếu

TP Thanh Hóa - trung tâm hành chính, đầu tàu kinh tế có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm đặc biệt về hạ tầng đô thị và công nghiệp, mở rộng, kết nối với thành phố biển Sầm Sơn. Tuy nhiên, trong lộ trình phát triển, thành phố không thể bó hẹp về địa giới hành chính với tư duy có tính truyền thống. Với việc ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25-10-2021 về xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã “trao vào tay” thành phố một “cơ chế đặc thù” với nhiều ưu đãi khác biệt. Theo đó, tạo cơ hội cho TP Thanh Hóa khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để xây dựng đô thị tỉnh lỵ có bước phát triển cao hơn. Điều này càng trở nên quan trọng khi TP Thanh Hóa được xác định sẽ đóng vai trò là “đầu tàu” đưa Thanh Hóa thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII và trong năm 2023 thành phố sẽ mở rộng địa giới hành chính ra toàn huyện Đông Sơn hiện tại.

Cùng với đó, với việc ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 26-11-2021 về xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh đã chủ trương xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, đến năm 2030 trở thành thành phố du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện.

Sau hơn 1 năm bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, tiến tới trở thành 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, TP Thanh Hóa đang dần tiệm cận những tiêu chí đề ra, hạ tầng kinh tế - xã hội không chỉ vượt xa các đô thị trong tỉnh, mà còn vào hàng “tốp” trong nhóm các đô thị ở khu vực Bắc Trung bộ và Nam đồng bằng sông Hồng. Năm 2022 tổng giá trị sản xuất của thành phố ước đạt gần 158.000 tỷ đồng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 3.271 tỷ đồng. Trong khi đó, với trọng tâm là phát triển du lịch, TP Sầm Sơn đang cho thấy nỗ lực của mình sau một năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thành phố đã chủ động phối hợp tổ chức 19 chương trình, sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội, thể thao xuyên suốt năm 2022, đón gần 7,1 triệu lượt khách, bằng 200,6% kế hoạch (KH); phục vụ hơn 14 triệu ngày khách, bằng 172,1% KH, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 14.134,2 tỷ đồng, bằng 182,4% KH. Mục tiêu mà thành phố hướng đến xây dựng và phát huy “Hương sắc bốn mùa” của du lịch Sầm Sơn, để Sầm Sơn là đô thị du lịch thu hút khách quanh năm như nhiều đô thị du lịch biển khác.

Ở vào địa thế, vị thế đặc biệt của nhiều giai đoạn lịch sử, vùng đất Lam Sơn - Sao Vàng không chỉ được biết đến qua sử sách, mà còn trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm đầu tư với rất nhiều hy vọng. Trong Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 10-1-2022 về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá rất cao địa văn hóa, địa lịch sử, địa kinh tế của vùng đất này và đã định hướng trở thành một đô thị động lực, trung tâm hành chính mới của huyện Thọ Xuân. Tại vùng đất này hiện đã có những hạ tầng hết sức lý tưởng, đó là Cảng Hàng không Thọ Xuân, một số khu, cụm công nghiệp đã và đang hình thành. Nơi đây vốn là “bình nguyên xanh”, giờ đang xuất hiện thêm những “chấm đỏ” của công nghiệp. Lam Sơn - Sao Vàng (Thọ Xuân) và danh thắng Cửa Đặt, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân) đang tạo ra liên kết vùng để trở thành nguồn tài nguyên cho ngành công nghiệp không khói.

Bước chuyển vùng kinh tế động lực

Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những cánh đồng công nghệ cao trên vùng đất Lam Sơn - Sao Vàng. Ảnh: Minh Hằng

Sau khi đường nối Cảng Hàng không Thọ Xuân với Khu Kinh tế Nghi Sơn được thông thương càng tạo ra sự kết nối, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển. Đến nay Khu Kinh tế Nghi Sơn đã khẳng định được giá trị, tầm ảnh hưởng không chỉ đối với tỉnh, mà cả nước. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của khu kinh tế, sự ra đời và từng bước phát triển của thị xã Nghi Sơn trong 2 năm qua tiếp tục cho thấy bước phát triển vượt bậc của trung tâm động lực ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh. Nghi Sơn đã xây dựng lộ trình phát triển công nghiệp nặng, năng lượng, chế biến, chế tạo, dịch vụ logistics, du lịch, phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp. Thực hiện lộ trình này, thị xã đã xây dựng và triển khai thực hiện 4 chương trình trọng tâm về phát triển đô thị và kinh tế đô thị; giải phóng mặt bằng và sắp xếp lại dân cư; phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế biển và du lịch. Thị xã đã, đang huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, đáp ứng yêu cầu công nghiệp và phát triển đô thị...

Bước chuyển của những trung tâm động lực TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Nghi Sơn, cùng nhiều dự án lớn đang được triển khai tại khu vực Bỉm Sơn - Thạch Thành ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, đã khẳng định tính đúng đắn trong lộ trình phát triển của tỉnh. Những vùng kinh tế động lực này sẽ thúc đẩy Thanh Hóa phát triển đúng định hướng như các nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]