(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp, nhằm tạo dựng lòng tin cho người tiêu dùng, uy tín cho doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm, quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn.

Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực hiện Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp, nhằm tạo dựng lòng tin cho người tiêu dùng, uy tín cho doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm, quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn.

Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngĐội Quản lý thị trường số 9 (Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa) bắt giữ vụ buôn lậu test kit nhanh COVID-19.

Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Sở Công Thương đã phối hợp với Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa, Cục Quản lý thị trường triển khai tất cả các hoạt động có liên quan đến người tiêu dùng, như: Công văn số 1935/UBND-KTTC ngày 14-2-2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26-5-2020 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 10-9-2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15-3); tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng qua các kênh thông tin đại chúng và tuyên truyền trực quan; phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, phát hiện hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng... Trên cơ sở đó, hàng năm phấn đấu tối thiểu 1.000 lượt người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, có những chương trình ưu tiên cho đối tượng người tiêu dùng yếu thế, như: học sinh, sinh viên, trẻ em, người cao tuổi, người tiêu dùng trong khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Tổ chức được ít nhất 20 khóa tập huấn, phổ biến kiến thức cho các cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bảo đảm 90% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tại các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 80% vụ việc được tiếp nhận. Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, kinh tế số và kinh tế chia sẻ; khuyến khích kinh doanh, tiêu dùng bền vững. Tích cực phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong quý I-2022, ban chỉ đạo 389 của 27 huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp với chính quyền địa phương, ban quản lý chợ tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, bằng xe lưu động tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ dân sinh, các cá nhân sản xuất, kinh doanh về các tác hại và các chế tài xử phạt đối với các hành vi liên quan đến vận chuyển, buôn bán, kinh doanh và sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm... Ngoài ra, ban chỉ đạo 389 của các địa phương đã phối hợp thực hiện kiểm tra 140 vụ, xử lý 112 vụ vi phạm trong hoạt động thương mại. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường lực lượng quản lý thị trường ở các địa phương và các lực lượng có liên quan đã lồng ghép công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, phổ biến pháp luật đến người kinh doanh, người dân để nắm được các quy định của pháp luật khi tham gia kinh doanh, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành chính sách pháp luật góp phần bình ổn giá cả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh cũng như người tiêu dùng. Tổ chức các chương trình khuyến khích doanh nghiệp thực hiện quy tắc đạo đức ứng xử với người tiêu dùng, tiêu chí, chuẩn mực trong kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng. Khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tự chuẩn hóa và áp dụng quy trình, thủ tục tuân thủ nội bộ nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả các trách nhiệm đối với người tiêu dùng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, đầu tư ứng dụng công nghệ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ hướng đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, vì sức khỏe của người tiêu dùng và lợi ích của cộng đồng. Phân công cán bộ trực đường dây nóng 24/24 giờ tại văn phòng cục và 15 đội quản lý thị trường trực thuộc để nắm thông tin phản ánh từ Nhân dân về các hành vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]