(Baothanhhoa.vn) - Ngày 13/3/1781, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức tên là William Hershel đã khám phá ra Thiên Vương tinh, hành tinh thứ 7 trong Thái Dương hệ, nhờ sử dụng kính thiên văn phản xạ do ông tự chế tạo. Đây là phát hiện đầu tiên được thực hiện bằng cách sử dụng một kính thiên văn, cho phép Herschel xác định Thiên Vương tinh là một hành tinh, chứ không phải một ngôi sao như các nhà thiên văn học trước đó lầm tưởng.

Bạn có biết: Ngày William Hershel phát hiện ra Sao Thiên Vương

Ngày 13/3/1781, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức tên là William Hershel đã khám phá ra Thiên Vương tinh, hành tinh thứ 7 trong Thái Dương hệ, nhờ sử dụng kính thiên văn phản xạ do ông tự chế tạo. Đây là phát hiện đầu tiên được thực hiện bằng cách sử dụng một kính thiên văn, cho phép Herschel xác định Thiên Vương tinh là một hành tinh, chứ không phải một ngôi sao như các nhà thiên văn học trước đó lầm tưởng.

Bạn có biết: Ngày William Hershel phát hiện ra Sao Thiên VươngSao Thiên Vương là một hành tinh băng giá được tạo nên từ nước, methane và ammonia. Ảnh: Stars Insider.

Cách đây 242 năm, trong khi quan sát bầu trời bằng kính thiên văn, Herschel quan sát thấy một vật thể hình đĩa bất thường. Ban đầu ông nghĩ rằng đó là một sao chổi. Trong vài tháng tiếp theo, ông tiếp tục quan sát và tính toán, ông phát hiện quỹ đạo của vật thể khá tròn và nằm ngoài quỹ đạo của sao Thổ. Cuối cùng ông kết luận đó là một hành tinh.

Sao Thiên Vương được coi là một “gã khổng lồ băng đá” vì phần lớn khối lượng của nó là băng được tạo thành từ nước, metan và amoniac. Là hành tinh lớn thứ ba trong Thái Dương hệ, Thiên Vương tinh quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo dài 84 năm Trái Đất và là hành tinh duy nhất quay vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo mặt trời của nó. Đây cũng là hành tinh lạnh nhất trong Hệ mặt trời bởi nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới -224 °C. Sâu bên trong hành tinh này là lớp băng và đá.

Bạn có biết: Ngày William Hershel phát hiện ra Sao Thiên Vương

Nhà thiên văn học William Herschel (Nguồn: Internet).

Vì công cụ do Herschel tự chế tạo thiếu giá cho kính thiên văn nên phương pháp quan sát của ông là chĩa kính thiên văn vào một điểm trên bầu trời trong khi đứng trên một cái thang, sau đó quan sát những gì đi qua trường nhìn của kính thiên văn trong một dải hẹp của bầu trời. Herschel đã mô tả mọi thứ có thể nhìn thấy qua kính viễn vọng cho em gái Caroline ở bên dưới, người sẽ ghi chép lại trong một cuốn sổ. Với sự giúp đỡ của Caroline, Herschel cuối cùng đã quan sát toàn bộ bầu trời ở Anh trong khoảng thời gian 20 năm. Trong suốt thời gian đó, ông đã lập danh mục cẩn thận các mảng ánh sáng mờ nhạt mà ngày nay gọi là tinh vân. Sau khi Herschel qua đời năm 1822, con trai ông là John đã mang kính thiên văn của cha mình đến Nam Phi để quan sát bầu trời phía Nam.

Bạn có biết: Ngày William Hershel phát hiện ra Sao Thiên Vương

Chiêc kính thiên văn do Herschel tự chế tạo. Ảnh: History.

Năm 1773, Herschel bắt đầu cảm thấy hứng thú với lĩnh vực thiên văn học, sau khi ông đọc xong hai cuốn sách Compleat System of Opticks của Smith và tác phẩm Astronomy của Ferguson. Ban đầu ông thuê một chiếc kính thiên văn phản xạ nhỏ để quan sát bầu trời. Do thiếu tiền để mua một chiếc kính thiên văn lớn hơn nên ông quyết định tự chế tạo với sự giúp đỡ của anh trai Alexander và em gái Caroline – những người cũng chuyển đến Anh sinh sống. Kính thiên văn mà ông tạo ra có kích thước vượt trội so với những chiếc kính thiên văn cùng thời, trong đó gương phản xạ có chiều rộng lên tới 1,2m.

Frederick William Herschel sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ người Đức ở thành phố Hanover vào năm 1738. Ông bắt đầu một cuộc sống khá bình dị cùng với các anh chị em trong gia đình, nhưng với sự nỗ lực không ngừng và ham học hỏi, ông đã trở thành một trong những người nổi tiếng nhất trong lịch sử thiên văn học. Thành tựu nổi tiếng nhất của ông là việc khám phá ra sao Thiên Vương, hay Thiên Vương tinh, sau khi tiến hành những cuộc khảo sát bầu trời bằng kính thiên văn một cách có hệ thống. Khi còn trẻ, Herschel phục vụ trong quân đội Đức một thời gian ngắn. Sau đó, ông di cư sang Anh vào năm 19 tuổi nhờ sự giúp đỡ của người cha. Ông kiếm sống với tư cách là người chỉ huy dàn nhạc quân đội, đồng thời là giáo viên dạy nhạc tại Nhà thờ Octagon ở Bath, Anh. Ông cũng sáng tác nhạc quân sự, nhạc giao hưởng và một số tác phẩm hợp xướng. Trong thời gian rảnh rỗi, ông tích cực học tập và nghiên cứu ngoại ngữ, triết học và toán học.

Hương Giang (Tổng hợp)


Hương Giang (Tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]