Khi nào nên và không nên bọc răng sứ?
Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ phổ biến, giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của hàm răng. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về phương pháp này? Có những trường hợp nào nên và không nên bọc răng sứ?
Khi nào cần bọc răng sứ?
Răng sâu
Đối với các trường hợp sâu răng ở giai đoạn đầu, bác sĩ thường áp dụng trám răng composite thẩm mỹ. Miếng trám sẽ ngăn chặn vi khuẩn, hóa chất cũng như nhiệt độ tấn công vào bên trong răng gây viêm tủy.
Còn đối với trường hợp răng bị sâu nặng, đã được lấy tủy thì phương pháp trám răng thông thường sẽ không có tác dụng. Lúc này bác sĩ sẽ cho kiểm tra tình trạng chân răng, nếu chân răng vẫn vững chắc thì có thể thực hiện bọc sứ để ngăn chặn sâu răng phát triển nặng hơn.
Phần răng sứ bọc bên ngoài sẽ có tác dụng bảo vệ cùi răng thật khỏi các tác động từ bên ngoài cũng như sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng triệt để.
Răng hư, răng đã chữa tủy
Răng bị chết tủy sau khi đã lấy hết tủy hỏng thường rất dễ bị giòn và gãy. Nếu để nguyên như vậy sẽ rất dễ bị viêm nhiễm và hư tổn, có thể bị mất răng vĩnh viễn. Phương pháp bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng thật bên trong, giúp bạn có hàm răng đều khỏe và thẩm mỹ.
Tìm hiểu: Lấy tủy bọc sứ giá bao nhiêu?
Răng khấp khểnh
Với những trường hợp răng mọc không đều, mọc nghiêng, mọc lệch thì bọc răng sứ chính là một trong những phương pháp giúp bạn sở hữu hàm răng trắng đẹp và đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra nó còn giúp tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với phương pháp niềng răng.
Nếu có điều kiện, bạn có thể thực hiện bọc răng sứ toàn hàm để mang lại hiệu quả toàn diện về thẩm mỹ cho cả hàm răng.
Răng bị hô, móm
Đối với các trường hợp bị hô móm do răng chứ không phải do xương hàm thì bọc sứ có thể giải quyết được.
Bác sĩ sẽ mài bớt đi cùi răng thật của răng hô, móm, phần răng sứ thay thể được đảm bảo chế tác chuẩn khớp cắn, giúp người bọc răng sứ có hàm răng đều đặn, khắc phục được nhược điểm hô, móm.
Răng bị thưa, hở kẽ
Với những trường hợp răng bị thưa nhiều sẽ không sử dụng được phương pháp hàn trám thẩm mỹ bởi miếng trám dễ bị bong tróc gây thiếu thẩm mỹ. Chính vì thế trong trường hợp này bạn nên tiến hành bọc sứ để che đi các kẽ hở giữa răng, giúp việc ăn uống dễ dàng hơn. Ngoài ra bọc răng sứ hoàn toàn giống như răng thật, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Răng bị ố vàng, nhiễm màu nặng
Hút thuốc lá lâu ngày, thường xuyên ăn uống các loại thực phẩm có màu, không vệ sinh răng kỹ càng, trẻ em có răng bị nhiễm màu tetracyclin do trong lúc mang thai mẹ dùng quá nhiều kháng sinh là những nguyên nhân khiến răng bị nhiễm màu nặng.
Đối với các trường hợp này tẩy trắng răng hoàn toàn không có tác dụng. Bọc răng sứ sẽ là phương pháp phù hợp nhất giúp che đi các khuyết điểm màu răng.
Tìm hiểu: Quy trình bọc răng sứ chuẩn y khoa
Các trường hợp không nên bọc răng sứ
Hàm răng bị sai lệch khớp cắn nặng do cấu trúc xương hàm
Nếu nguyên nhân sai lệch khớp cắn do cấu trúc xương hàm thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ không có tác dụng. Trường hợp này bạn có thể thực hiện phẫu thuật để đưa xương hàm về đúng vị trí khớp cắn.
Răng quá nhạy cảm
Nếu bạn có hàm răng quá nhạy cảm thì bạn không nên thực hiện bọc răng sứ. Bởi trong quá trình bọc răng sứ sẽ phải tiến hành mài cùi răng thật. Điều này có thể gây tổn thương cấu trúc răng thật, làm cho răng ngày càng trở nên nhạy cảm hơn. Việc ăn uống cũng sẽ khó khăn hơn.
Răng bị lung lay
Khi răng đã bị lung lay thì có nghĩa răng đó không sử dụng được nữa. Chân răng không còn chắc chắn, kết hợp với việc mài bớt cùi răng sẽ làm răng yếu hơn, không có tác dụng ăn nhai hay thẩm mỹ. Do đó nếu răng bị lung lay, tốt nhất là bạn hãy nhổ bỏ và trồng lại răng mới.
Răng bị viêm nha chu, nhiễm trùng nặng
Với răng bị viêm nha chu và nhiễm trùng nặng, việc điều trị theo các phương pháp như hàn trám, bọc sứ hoàn toàn không có tác dụng, bởi răng đã bị hư hại không thể thực hiện mài cùi để bọc sứ được. Trường hợp này cũng nên nhổ bỏ răng để trồng lại răng giả.
Bọc răng sứ giữ được thời gian bao lâu?
Bọc răng sứ giữ được bao lâu còn tùy theo chất lượng của mỗi loại răng sứ cũng như kỹ thuật bọc sứ của bác sĩ nha khoa. Đặc biệt nếu bạn chăm sóc vệ sinh đúng cách thì bọc răng sứ có thể giữ được tuổi thọ cao, trung bình từ 15 - 25 năm.
Nếu người bọc răng sứ không phải điều trị tủy răng cũng như răng còn cứng chắc thì sau khi bọc xong răng sứ có độ bền như răng thật. Còn nếu răng đã từng bị chấn thương, mô răng chỉ còn ít thì tuổi thọ của cùi răng thật bị giảm. Khi cùi răng yếu thì răng sứ cũng yếu, lúc này tuổi thọ của răng sứ không được cao.
VH
{name} - {time}
-
2025-01-15 09:31:00
Hiệu quả từ các đề án nâng cao chất lượng dân số ở huyện Quan Hóa
-
2025-01-15 09:23:00
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1 năm 2025
-
2024-08-20 14:29:00
Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc tôn vinh cán bộ ngành y tế
Bộ Y tế: Tăng giám sát, phát hiện ca nghi ngờ đậu mùa khỉ từ cửa khẩu
Mường Lát nỗ lực xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
Rà soát, hoàn thiện chính sách dân số để duy trì mức sinh thay thế bền vững
Hồi sinh một cuộc đời giữa lằn ranh sinh tử
Cấy răng Implant - Giải pháp khôi phục hàm răng chắc khỏe
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe vì đậu mùa khỉ
Thai phụ mắc bệnh bạch hầu ở thị trấn Mường Lát đã được xuất viện
Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn tăng cường tuyên truyền cho người dân về dịch bệnh bạch hầu