(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, sản xuất cây trồng trên địa bàn huyện Nga Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, hầu hết các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đều tăng về diện tích cũng như quy mô sản xuất. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nga Sơn phát triển cây trồng giá trị kinh tế cao

Thời gian qua, sản xuất cây trồng trên địa bàn huyện Nga Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, hầu hết các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đều tăng về diện tích cũng như quy mô sản xuất. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Huyện Nga Sơn phát triển cây trồng giá trị kinh tế cao

Diện tích trồng khoai tây ở xã Nga Trường.

Trên cánh đồng sản xuất tập trung của xã Nga Trường chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Phương, là một trong những hộ gia đình có diện tích trồng khoai tây lớn trên địa bàn xã. Theo anh Phương, trước đây gia đình làm nông nghiệp nhưng sản xuất manh mún, diện tích cây trồng chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2016, khi xã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng truyền thống sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm, gia đình anh đã chuyển đổi 4,5 ha đất sản xuất nông nghiệp sang trồng khoai tây. Anh Phương cho biết: “Hiện nay, diện tích trồng khoai tây của gia đình đang được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina, thu lãi trung bình từ 150 đến 170 triệu đồng/ha/năm”. Bên cạnh đó, để năng suất và chất lượng khoai tây đạt tiêu chuẩn trong hợp đồng kí kết với doanh nghiệp, gia đình đã áp dụng quy trình sản xuất khoai tây sạch, an toàn ngay từ khâu chọn giống đến trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch và bảo quản sản phẩm”. Ông Trần Văn Long, Chủ tịch UBND xã Nga Trường, cho biết: Xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, UBND xã đã tăng cường tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp. Đến nay, toàn xã có hơn 200 hộ sản xuất cây trồng có giá trị kinh tế cao, với tổng diện tích khoảng 60 ha, chủ yếu là khoai tây.

Được biết, để nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích, từ năm 2010, huyện Nga Sơn đã xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế. Trên thực tế khảo sát địa hình, thổ nhưỡng,... huyện cũng đã xây dựng danh mục các sản phẩm lợi thế của địa phương, như: Dưa hấu, rau an toàn, khoai tây... và ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân tích tụ tập trung ruộng đất, gắn liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND huyện Nga Sơn, cho biết: Phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao đang là hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện sản xuất của các địa phương trên địa bàn huyện. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 600 ha cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong đó, có khoảng 60% diện tích được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp. Thời gian tới, để khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, UBND huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh triển khai các lớp tập huấn về sản xuất đối với từng loại cây trồng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thị trường...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]