(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh đã tận dụng lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng và ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển các loại cây trồng xuất khẩu. Đồng thời, thực hiện các giải pháp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng các loại sản phẩm trồng trọt, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng các loại cây trồng xuất khẩu

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh đã tận dụng lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng và ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển các loại cây trồng xuất khẩu. Đồng thời, thực hiện các giải pháp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng các loại sản phẩm trồng trọt, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng các loại cây trồng xuất khẩuThu mua dứa phục vụ chế biến và xuất khẩu tại Công ty CP Xuất khẩu nông sản Việt.

Trước đây, các loại cây trồng phục vụ chế biến, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các loại cây công nghiệp ngắn ngày, như: sắn, dứa,... Những năm gần đây, nhiều loại cây trồng có tiềm năng xuất khẩu mới được du nhập và phát triển trên địa bàn tỉnh, như: ngô ngọt, ớt, đậu tương rau... Với sự phong phú về số lượng, song những loại cây trồng có sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhất là theo hướng chính ngạch của tỉnh còn hạn chế. Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, nâng cao chất lượng cây trồng. Đồng thời, đã và đang triển khai thực hiện các giải pháp, như: xây dựng vùng chuyên canh các loại cây trồng chất lượng cao, ứng dụng kỹ thuật hiện đại và cấp mã số vùng trồng (MSVT), góp phần nâng cao giá trị cho các loại nông sản.

Tại huyện Yên Định, hằng năm, người dân các xã, thị trấn vẫn duy trì khoảng 1.500 ha ớt xuất khẩu. Mặc dù mang lại giá trị kinh tế cao, song, cây ớt tại địa phương chủ yếu được thu mua, chế biến và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Malaysia theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, gần đây, các đối tác nhập khẩu yêu cầu ớt phải có MSVT nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Để bảo đảm thị trường tiêu thụ ớt ổn định, huyện Yên Định đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng MSVT cho diện tích trồng ớt xuất khẩu. Bà Trần Thị Quân, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định, cho biết: Sau khi phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hành cho người dân... đến nay, trên địa bàn huyện đã có 15 vùng trồng, với 135 ha tại các xã Yên Phong, Yên Lâm, Yên Phú, Yên Ninh, Định Hưng, Định Hòa, thị trấn Quý Lộc và 2 cơ sở thu mua, đóng gói của 2 doanh nghiệp là: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tình Cầm và Công ty CP Thương mại và Xuất nhập khẩu thực phẩm Sao Mai bảo đảm yêu cầu có thể đăng ký cấp MSVT theo quy định. Đây chính là cơ sở, là “tấm hộ chiếu” để sản phẩm ớt của huyện Yên Định được xuất khẩu chính ngạch và tìm kiếm cơ hội ở một số thị trường khó tính hơn.

Với khoảng 3.400 ha/năm, cây dứa được xem là một trong những loại cây trồng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sản phẩm dứa của tỉnh chưa đủ điều kiện để xuất khẩu dạng thô, nên giải pháp hữu hiệu nhất để bảo đảm giá trị kinh tế chính là đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp chế biến dứa xuất khẩu. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 8 đơn vị đầu tư công nghệ hấp, sấy, đóng hộp hiện đại để tham gia sản xuất dứa xuất khẩu. Anh Nguyễn Văn Quỳnh, Giám đốc Công ty CP Xuất khẩu nông sản Việt (TP Thanh Hóa), một trong những đơn vị thực hiện xuất khẩu sản phẩm nông sản đóng hộp sang thị trường các nước Đông Âu, Liên bang Nga, cho biết: Thực tế việc xuất khẩu sản phẩm dứa, dưa chuột đóng hộp của tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, gần đây tại nhiều thị trường, ngoài áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với sản phẩm nông sản thì còn quy định về MSVT nhằm kiểm tra quy trình sản xuất... Do đó, để mở rộng thị trường, có nhiều cơ hội vươn tới những thị trường khó tính đòi hỏi sản phẩm nông sản của tỉnh cần có mã số định danh theo tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...

Thực tế cho thấy, để nâng cao năng lực xuất khẩu, người sản xuất, chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh cần chú trọng nâng cao chất lượng; đầu tư phát triển công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị cho nông sản xuất khẩu. Ngoài ra, cần nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tiết kiệm, hiệu quả đối với các loại cây trồng chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu nhằm góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]