(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc xây dựng, quy hoạch 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã với diện tích 444,3 ha chuyên sản xuất các loại nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thế mạnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Cùng với việc xây dựng, quy hoạch 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã với diện tích 444,3 ha chuyên sản xuất các loại nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thế mạnh.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Sản xuất dưa Kim Hoàng hậu theo tiêu chuẩn VietGap của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Alaka (Thọ Xuân). Ảnh: Lê Hòa

Những năm qua, cùng với xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông sản an toàn, ngành nông nghiệp tỉnh ta đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đưa nông sản địa phương tiếp cận sâu rộng hơn đến người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm nông nghiệp đang là bài toán khó đòi hỏi người sản xuất, doanh nghiệp và các sở, ngành trong tỉnh “bắt tay” để tìm ra lời giải phù hợp.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 198 sản phẩm nông nghiệp; trong đó, có 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tuy phong phú về chủng loại song nhiều loại nông sản của tỉnh ta chưa bảo đảm được các yêu cầu về chất lượng nên chủ yếu xuất bán ở dạng sản phẩm thô, giá trị kinh tế không cao. Một số sản phẩm hoa quả tươi chưa có phương pháp bảo quản phù hợp nên sản lượng tiêu thụ chưa ổn định. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp thu mua hàng hóa cho bà con nông dân, các cơ sở sản xuất và việc liên kết với các doanh nghiệp phân phối, các siêu thị trong và ngoài tỉnh còn hạn chế, chính là một trong những “nút thắt” khiến việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Trước thực trạng trên, cùng với việc xây dựng, quy hoạch 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã với diện tích 444,3 ha chuyên sản xuất các loại nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thế mạnh. Đồng thời, hàng năm, tỉnh ta tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trên địa bàn, như: Hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông sản thực phẩm; Hội chợ thương mại và du lịch Sầm Sơn; Hội chợ Công nghiệp thương mại khu vực Bắc Trung bộ, Hội chợ Thương mại Quốc tế, Hội chợ Miền Tây... Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo các ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Trung ương, của các tỉnh bạn tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Song, theo đánh giá của người sản xuất và ngành chuyên môn, việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh ta chủ yếu “trông chờ” vào sự năng động, tự thân của các HTX, doanh nghiệp và người sản xuất.

Sau khi được đăng ký tiêu chuẩn VietGap và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm bưởi Diễn Yên Ninh do HTX cây, củ quả Yên Ninh (Yên Định) quản lý đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, bảo đảm được 80% đầu ra cho sản phẩm. Anh Trịnh Xuân Nam, Giám đốc HTX cây, củ quả Yên Ninh, cho biết: Từ trước khi đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, HTX đã chủ động mang sản phẩm đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh để quảng bá, liên kết tiêu thụ, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Sau khi sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn và hướng tới xây dựng nhãn hiệu tập thể, thông qua các hội chợ nông sản và hội nghị kết nối cung cầu cho các sản phẩm nông nghiệp, HTX tiếp tục đưa sản phẩm quảng bá, giới thiệu, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm bưởi Yên Ninh. Sự chủ động này đã đạt được kết quả tích cực, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhờ thế được mở rộng, sản phẩm đã có đơn đặt hàng từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm gánh nặng về đầu ra cho người sản xuất.

Theo thống kê của Liên minh HTX, tỉnh ta hiện có 247 HTX tham gia liên kết sản xuất bền vững và chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông sản. Thực tế cho thấy, mấu chốt trong tiêu thụ nông sản hiện nay không còn nằm ở khâu thị trường mà ở khâu sản xuất. Việc nông dân mở rộng quy mô sản xuất liên tiếp, tràn lan đang khiến nguồn cung của nhiều mặt hàng nông sản vượt so với nhu cầu thị trường. Từ đó, tạo sức ép lên giá cả, gây nhiều khó khăn và áp lực cho vấn đề tiêu thụ nông sản. Hơn nữa, để sản phẩm nông nghiệp có thị trường tiêu thụ ổn định cần bảo đảm tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn để hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Bởi, quy trình sản xuất bảo đảm quy chuẩn vừa mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng mà còn khẳng định giá trị thương hiệu cho các đơn vị cung cấp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cung ứng nông sản của địa phương.

Trao đổi về vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho rằng: Ngoài việc xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, triển lãm... việc bảo đảm chất lượng sản phẩm là vấn đề mấu chốt để thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ. Do đó, tỉnh ta chú trọng xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh nắm bắt nhu cầu về sản phẩm của thị trường, cũng như yêu cầu về chất lượng của từng loại sản phẩm. Đồng thời, tiếp tục duy trì chương trình truy xuất nguồn gốc, xuất xứ đối với một số sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn. Hiện, ngành nông nghiệp tỉnh đang thực hiện minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp an toàn của 20 doanh nghiệp, 25 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và tính từ năm 2016 đến tháng 12-2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 210.000 tem truy xuất nguồn gốc cho các đơn vị nhằm hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông sản theo đúng quy định.

Bài và ảnh: Thanh Hòa


Bài Và Ảnh: Thanh Hòa

Từ khóa:Nông sản

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]