(Baothanhhoa.vn) - Từ một quốc gia có lợi thế về “lao động giá rẻ” trong thu hút đầu tư nước ngoài, giờ đây Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động chất lượng cao để giữ chân và thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảm bảo nhân lực chất lượng cao để thu hút đầu tư nước ngoài

Từ một quốc gia có lợi thế về “lao động giá rẻ” trong thu hút đầu tư nước ngoài, giờ đây Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động chất lượng cao để giữ chân và thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Đảm bảo nhân lực chất lượng cao để thu hút đầu tư nước ngoài

Theo nhiều chuyên gia, khi mà cuộc cách mạng 4.0 phát triển mạnh mẽ, cùng với đó tác động cộng hưởng của đại dịch COVID-19 đã đặt ra những vấn đề mới, nhiều việc làm, kỹ năng cũ sẽ mất đi hoặc giảm mạnh, đồng thời xuất hiện nhiều việc làm mới, kỹ năng mới, trong đó trí tuệ nhân tạo và rô bốt sẽ đóng vai trò ngày một lớn hơn trong sản xuất. Để vận hành công nghệ mới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp, có tư duy và khả năng tiếp thu cao.

Tại hội nghị phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập do Chính phủ tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, các doanh nghiệp FDI luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao để ứng dụng công nghệ mới. Nếu không chú trọng cải thiện vấn đề này, Việt Nam sẽ mất dần sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài...

Từ thực tế này đặt ra yêu cầu phải khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, để kịp thời kết nối việc cung ứng nhân lực. Đặc biệt là đánh giá nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Rà soát, đánh giá, sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đồng thời nghiên cứu các kiến nghị và đóng góp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI để kịp thời triển khai các giải pháp đào tạo, nâng cao năng lực kỹ năng nghề cho công nhân lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Định hướng phát triển của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng của Thanh Hóa phải có sự chủ động để thích ứng, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó tăng sức hút đầu tư cho tỉnh. Theo đó, bên cạnh xây dựng các cơ chế khuyến khích, thu hút nhân lực chất lượng cao về tỉnh, cần phải chủ động chuyển đổi mạnh các mô hình đào tạo phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tránh tư tưởng đào tạo dàn trải, chạy theo số lượng, doanh thu, mà phải đáp ứng những gì thị trường cần, đặc biệt là những ngành nghề phục vụ cho các doanh nghiệp FDI đang đầu tư và sẽ đầu tư vào tỉnh. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng đào tạo cả về kỹ năng và trình độ, nhất là ý thức, tác phong, tính kỷ luật và tinh thần làm việc tập thể. Đây là những vấn đề rất cần đối với doanh nghiệp FDI, cũng đang là vấn đề thiếu và yếu ở công nhân lao động trong nước nói chung ở Thanh Hóa nói riêng.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]