(Baothanhhoa.vn) - Nhằm tạo dựng cho trẻ em được sống trong môi trường gia đình không có bạo lực, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức lớp tập huấn với chủ đề “Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực”, cho những người làm cha mẹ, người chăm sóc nuôi dạy trẻ ở các cơ sở mầm non và người dân trong cộng đồng trên địa bàn xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa).

Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực

Nhằm tạo dựng cho trẻ em được sống trong môi trường gia đình không có bạo lực, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức lớp tập huấn với chủ đề “Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực”, cho những người làm cha mẹ, người chăm sóc nuôi dạy trẻ ở các cơ sở mầm non và người dân trong cộng đồng trên địa bàn xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa).

Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lựcLớp tập huấn về phòng chống bạo lực thể chất đối với trẻ em tại xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa).

Giảng viên Nguyễn Thị Lý, Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, người trực tiếp tham gia giảng dạy tại lớp tập huấn cho biết: Để trẻ được lớn lên trong môi trường an toàn, lành mạnh, điều quan trọng nhất là phải bắt nguồn từ cái nôi của gia đình – nơi được coi là tổ ấm, là không gian của tình yêu thương, sự quan tâm, che chở của trẻ. Chính vì vậy, việc tổ chức lớp tập huấn với chủ đề “Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực”, với những nội dung hết sức thiết thực như: dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo lực thể chất, rủi ro và hậu quả của bạo lực thể chất; cách phòng, chống bạo lực thể chất đối với trẻ em; phương pháp giáo dục tích cực... sẽ trang bị cho những người làm cha mẹ, người chăm sóc nuôi dạy trẻ ở các cơ sở mầm non và người dân trong cộng đồng trên địa bàn xã Hoằng Thịnh những hành trang cần thiết để phòng, chống bạo lực đối với trẻ em, con cái mình.

Là người tham gia lớp tập huấn, anh Lê Văn Chanh ở thôn Bắc Đoan Vỹ (xã Hoằng Thịnh), cho hay: "Tham gia lớp tập huấn, tôi được tìm hiểu, tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức bổ ích như, hình phạt thể xác, hình phạt tinh thần đối với trẻ em là gì?, hậu quả pháp lý đối với những người thực hiện bạo lực thể chất đối với trẻ em, một số quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm hại trẻ em... Từ đó, tôi rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc nuôi dạy con cái mình và cũng biết cách để tạo dựng cho con cái mình được lớn lên trong gia đình không có bạo lực thể chất".

Cũng là người tham gia lớp tập huấn, chị Lê Thị Huấn ở thôn Thịnh Hòa (xã Hoằng Thịnh), chia sẻ: "Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực thể chất đối với trẻ em có nhiều, nhưng điểm chung ở những người làm cha mẹ là bắt nguồn từ sự thiếu kiến thức, kỹ năng dạy bảo, chăm sóc con cái, bồng bột, tức giận thiếu kiểm soát dẫn đến việc sử dụng bạo lực thể chất đối với con mình. Do đó, khi được truyền đạt chuyên đề phương pháp giáo dục tích cực tại lớp tập huấn, trong đó trọng tâm là một số nội dung như: các nguyên tắc làm cha mẹ hiệu quả, cách tạo lập chiến lược giao tiếp, phương pháp sửa đổi hành vi, xây dựng mối quan hệ cha mẹ con cái lành mạnh,... tôi đã biết kiềm chế cảm xúc của bản thân để ứng xử văn hóa với con cái của mình".

Những năm gần đây, với sự quan tâm, nỗ lực của các cấp, ngành nên nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao. Tuy nhiên, trước những tác động của xã hội hiện đại và nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan khác, tình trạng bạo lực thể chất đối với trẻ em, nhất là trong các gia đình vẫn đang diễn ra. Có không ít gia đình vẫn coi chuyện đánh con là bình thường, hay mắng chửi, xúc phạm con là quyền của cha mẹ. Ngoài ra, cũng có nhiều gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ ly hôn, ly thân, mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm với con cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bạo lực... Điều này, gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em.

Trẻ em là đối tượng còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị xâm hại, bạo hành nên cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em, Luật Trẻ em của nước ta cũng khẳng định, trẻ em có quyền được bảo vệ và chăm sóc, quyền được sống trong môi trường lành mạnh, quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi. Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách con trẻ. Do đó, để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực thể chất, được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, hơn hết là phải bắt nguồn từ mỗi gia đình.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]