(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, ứng dụng đề tài khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) ở tỉnh ta đã có những bước phát triển quan trọng, chất lượng các đề tài từng bước được nâng lên. Đặc biệt là nhiều nhiệm vụ khoa học đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng các nghị quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiệu quả thiết thực từ ứng dụng các nhiệm vụ khoa học xã hội và nhân văn vào cuộc sống

Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, ứng dụng đề tài khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) ở tỉnh ta đã có những bước phát triển quan trọng, chất lượng các đề tài từng bước được nâng lên. Đặc biệt là nhiều nhiệm vụ khoa học đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng các nghị quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiệu quả thiết thực từ ứng dụng các nhiệm vụ khoa học xã hội và nhân văn vào cuộc sốngHọc sinh Trường Mầm non Đông Vinh (TP Thanh Hóa) trong giờ học ngoại khóa.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2016 đến nay đã có 79 nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực KHXH&NV (chiếm 29,65% so với tổng số nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh). Các nhiệm vụ này cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc cụ thể hóa các văn bản của Trung ương và ban hành một số chủ trương, chính sách của tỉnh; đề xuất những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị. Đơn cử, trong lĩnh vực văn hóa - xã hội là các nhiệm vụ: nghiên cứu giải pháp phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý chính quyền và quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa như: tín ngưỡng thờ các vị thần biển; văn hóa ứng xử của cư dân vùng ven biển Thanh Hóa; bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật diễn xướng Mo của dân tộc Mường huyện Ngọc Lặc; khôi phục và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định; bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; bảo tồn, phát huy giá trị đình làng ở Thanh Hóa; nghiên cứu giải pháp thúc đẩy kinh tế ban đêm góp phần phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa...

Trong lĩnh vực giáo dục, các nhiệm vụ đã đi sâu đánh giá thực trạng công tác, phương pháp và tài liệu giảng dạy để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác dạy, học, nâng cao kỹ năng làm việc, như: nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại các trường tiểu học và THCS; nghiên cứu hệ thống giải pháp nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở bậc mầm non; nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế cho đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện; nghiên cứu giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức cấp xã; nghiên cứu giải pháp phát triển thể chất cho học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Về lĩnh vực du lịch, các nhiệm vụ chú trọng vào các vấn đề nghiên cứu và phát triển các tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh như: nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại các huyện miền núi Thanh Hóa; nghiên cứu và giải pháp tổ chức “Điểm du lịch dân tộc học và sinh thái ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm thuộc xã Ban Công, huyện Bá Thước"; nghiên cứu nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch từ giá trị văn hóa biển tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu giá trị đặc sản ẩm thực của tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch; xây dựng từ điển địa danh lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến với tỉnh Thanh Hóa...

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã xác định mục tiêu “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”. Như vậy, công tác nghiên cứu KHXH&NV cũng phải bám sát mục tiêu này. Trên cơ sở đó, tỉnh đã xác định tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm, như: du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, quản lý nhà nước... Từ đó giúp cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có những luận cứ khoa học để xây dựng các chủ trương, chính sách, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]