Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Sáng 5/4, Đoàn công tác số 2, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023 tại Công an thành phố Thanh Hóa và Trường Trung cấp nghề Giao thông - Vận tải Thanh Hóa.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Đoàn do đồng chí Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội dẫn đầu.
Tham gia đoàn có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; đại diện các ngành thành viên Ban ATGT tỉnh, UBND thành phố Thanh Hóa.
Các thành viên đoàn công tác.
Trong 15 năm qua, Công an thành phố Thanh Hóa đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT trên tất cả các mặt công tác. Tình hình TTATGT trên địa bàn thành phố luôn được duy trì ổn định, TNGT được kiềm chế và có chiều hướng giảm. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên; trên địa bàn không để xảy ra các vi phạm nổi cộm gây bức xúc trong dư luận; không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và đua xe trái phép, góp phần quan trọng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng “đô thị văn minh, công dân thân thiện” trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Phó Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa báo cáo tại buổi khảo sát.
Từ ngày 1/7/2009 đến 31/12/2023, Công an thành phố Thanh Hóa đã phát hiện, xử lý 95.355 trường hợp vi phạm về TTATGT; tạm giữ 32.746 phương tiện, tước giấy phép lái xe 12.705 trường hợp.
Trong quá trình thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT, Công an thành phố Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác của các lực lượng làm nhiệm vụ, như: Chưa có quy định quy đổi về chỗ ngồi và giường nằm đối với xe chở khách nên nhiều xe chở khách có kích thước lớn vẫn được vào các tuyến đường cấm xe khách 30 chỗ. Quy định thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Các quy định về tịch thu phương tiện để thanh lý còn nhiều rườm rà, khó thực hiện dẫn đến tồn đọng rất nhiều phương tiện vi phạm mà người vi phạm không đến giải quyết.
Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Thanh Hóa báo cáo tại buổi khảo sát.
Trong những năm qua, Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Thanh Hóa đã tích cực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần trong công tác đảm bảo TTATGT của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ ngành liên quan về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, nhà trường đã đầu tư, nâng cấp hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy, xe tập lái, sân tập lái, đường tập, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo đúng quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo.
Từ năm 2009 đến 2023, nhà trường đã đào tạo sát hạch lái xe ô tô các hạng cho 76.680 học viên; 335.877 học viên lái xe mô tô hạng A1; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 1.257 người...
Thành viên đoàn công tác phát biểu tại buổi khảo sát.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, việc quy định thời hạn giấy khám sức khỏe có thời hạn 6 tháng là chưa phù hợp với chương trình đào tạo học viên lái xe hạng C hiện nay (do thời gian đào tạo lái xe hạng C là 6 tháng nên học viên phải đi khám sức khỏe lại mới được sát hạch cấp giấy phép lái xe).
Việc thực hiện Thông tư 37/2023/TT-BTC ngày 7/6/2023 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng còn nhiều bất cập cần khắc phục, sửa đổi...
Thành viên đoàn công tác phát biểu tại buổi khảo sát.
Tại buổi khảo sát, các thành viên đoàn công tác đã phân tích làm rõ các nội dung về kết quả thực hiện chính sách pháp luật bảo đảm TTATGT của các đơn vị. Đồng thời, ghi nhận những khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an thành phố Thanh Hóa và công tác đào tạo, tổ chức sát hạch, cấp bằng lái xe của Trường Trung cấp nghề Giao thông - Vận tải Thanh Hóa.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang phát biểu tại buổi khảo sát.
Phát biểu tại buổi khảo sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang đánh giá cao kết quả thực hiện chính sách, pháp luật hiện hành về bảo đảm TTATGT của các đơn vị. Đồng thời, tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của các đơn vị trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT và tổng hợp để tiếp tục làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và có những giải pháp để đưa công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả hơn.
Trong khuôn khổ chương trình công tác, Đoàn giám sát cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã khảo sát Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Thanh Hóa.
Hải Đăng
{name} - {time}
-
2024-12-15 22:10:00
Human Act Prize 2024: Kết nối nguồn lực, lan tỏa cảm hứng, kiến tạo cộng đồng
-
2024-12-15 16:39:00
Từ “khoảng lặng” cuối năm
-
2024-04-05 11:41:00
Kiên định mục tiêu đã đề ra, với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn để đạt hiệu quả cao hơn (*)
Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Chánh án TAND tỉnh
Kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ phường Quảng Tâm
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 30: Đánh giá tình hình quý I; nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 5/4/2024
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 5/4
[Bản tin 18h] Thanh Hóa: 19 chủ đầu tư, đơn vị có tỷ lệ giải ngân đạt từ trên mức trung bình của tỉnh
Khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại Hoằng Hóa
Bàn giao thiết bị hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình xử lý rác thải thân thiện môi trường
Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh dự chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” năm 2024