(Baothanhhoa.vn) - Giáo dục có vai trò quan trọng cho sự hình thành, phát triển trí tuệ của mỗi con người. Do đó, việc mang lại hạnh phúc cho người học là nhân tố quan trọng trong quá trình giáo dục. Chính vì vậy, việc xây dựng nhà trường trở thành “Trường học hạnh phúc” là một xu hướng tất yếu và đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Ghi nhận từ mô hình “Trường học hạnh phúc”

Giáo dục có vai trò quan trọng cho sự hình thành, phát triển trí tuệ của mỗi con người. Do đó, việc mang lại hạnh phúc cho người học là nhân tố quan trọng trong quá trình giáo dục. Chính vì vậy, việc xây dựng nhà trường trở thành “Trường học hạnh phúc” là một xu hướng tất yếu và đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Ghi nhận từ mô hình “Trường học hạnh phúc”Một hoạt động trải nghiệm của học sinh Trường Mầm non Ngư Lộc (Hậu Lộc).

Từ năm học 2021-2022 ngành giáo dục Thanh Hóa đã phát động triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc” trong các trường học với thông điệp “Nhà trường, thầy, cô giáo thay đổi để hướng đến một môi trường sư phạm văn minh, thân thiện, an toàn”. Hưởng ứng mô hình này, các đơn vị trường đã bám sát các tiêu chí để xây dựng “Trường học hạnh phúc”, trong đó tập trung vào việc xây dựng môi trường làm việc và học tập lý tưởng cho cả giáo viên và học sinh; tạo điều kiện tốt nhất để mỗi giáo viên, học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực bản thân cũng như chia sẻ, giúp đỡ nhau trong giảng dạy, học tập.

Cô giáo Nguyễn Thị Hoan, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngư Lộc (Hậu Lộc) chia sẻ: Để xây dựng thành công “Trường học hạnh phúc” trước hết phải xây dựng được sự đoàn kết, yêu thương, chân thành và sự chia sẻ trong đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đây là nhiệm vụ được ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm thực hiện và đã tạo được sự đoàn kết thống nhất từ ý chí đến hành động trong tập thể sư phạm nhà trường. Tiếp đó, phải tạo không gian trường học sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, ấm cúng để mỗi học sinh nhận thấy rằng “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ở nhiệm vụ này nhà trường đã tận dụng mọi không gian cả bên trong và bên ngoài lớp học để bố trí, xây dựng các tiểu cảnh thân thiện, tạo không gian vui chơi, học tập an toàn và phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, ban giám hiệu luôn động viên mỗi giáo viên nỗ lực, cố gắng vì sự phát triển của nhà trường, sống chân thành, tôn trọng nhau, yêu thương, quý mến trẻ. Khi cả cô và trò đều có tâm lý thoải mái, trẻ thích đến trường, cán bộ, giáo viên đoàn kết, chân thành, tôn trọng nhau thì trường học chắc chắn sẽ hạnh phúc.

Tại Trường THPT Ngọc Lặc, nhiệm vụ được nhà trường tập trung thực hiện khi bắt tay vào xây dựng “Trường học hạnh phúc” là xây dựng không gian trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. Theo cô giáo Lê Thị Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Lặc, để làm được điều này nhà trường đã thực hiện và phát huy hiệu quả tính nêu gương, trong đó cấp trên nêu gương cho cấp dưới, giáo viên nêu gương cho học sinh. Từ quan điểm này, cứ hết giờ hành chính ban giám hiệu nhà trường lại tập trung cải tạo khuôn viên vườn trường, giáo viên thấy vậy cũng làm theo, cứ thế thành phong trào và chỉ trong một thời gian ngắn hơn 1.000m2 vườn trường đã thành khuôn viên xanh, sạch, đẹp.

Cùng với nhiệm vụ trên, Trường THPT Ngọc Lặc đặc biệt chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường; phát huy tính dân chủ, tinh thần tự giác, tự nguyện mà cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn gọi đó là mệnh lệnh từ trái tim để hướng hành động của giáo viên và học sinh đến với nội quy của ngành, của nhà trường chứ không phải bằng những mệnh lệnh khô khan, cứng nhắc. Đồng thời quan tâm xây dựng môi trường học đường thân thiện, tạo sự gắn bó, văn hóa chào hỏi, cách ăn mặc, tác phong của cả thầy và trò. Từ đó mỗi giáo viên và học sinh nhà trường đều cố gắng để biết cách cân bằng cảm xúc tạo mối quan hệ đồng chí, đồng nghiệp, mối quan hệ thầy, trò thân thiện, tích cực hơn, biết lan tỏa yêu thương đến những người xung quanh để tạo môi trường học đường thân thiện.

Không chỉ Trường Mầm non Ngư Lộc hay Trường THPT Ngọc Lặc, tại nhiều trường học thuộc các địa phương khác như: Hoằng Hóa, Hà Trung, Nga Sơn, Thọ Xuân... nhiệm vụ xây dựng “Trường học hạnh phúc” cũng đang được quan tâm thực hiện với giá trị và mục tiêu hướng đến là tạo ra một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho cả thầy và trò. Chia sẻ về việc xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh, ông Trần Văn Bình, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa, cho biết: Ngay khi thực hiện chủ trương xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, công đoàn ngành đã phối hợp với chuyên môn triển khai nhiều giải pháp thiết thực, trong đó có cả việc tổ chức hội thảo nhằm truyền đạt cũng như quán triệt những nội dung cốt lõi trong xây dựng “Trường học hạnh phúc” đó là yêu thương, an toàn và tôn trọng tới đông đảo cán bộ quản lý, giáo viên các trường học. Hiện, các đơn vị trường thuộc các cấp học trong tỉnh đang bám sát vào các tiêu chí để xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Ngành giáo dục cũng đã xác định, để xây dựng thành công “Trường học hạnh phúc”, trước hết phải xây dựng môi trường hạnh phúc, giáo viên hạnh phúc. Nếu giáo viên cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ lan tỏa năng lượng này đến học sinh. Thầy, cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc sẽ tạo nên lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc và lan tỏa đến gia đình, xã hội hạnh phúc.

Bài và ảnh: Lê Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]