Đức: Thủ tướng Olaf Scholz sẵn sàng tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm sớm
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ban đầu đã đưa ra kế hoạch bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 15/1/2025, nhưng áp lực ngày càng tăng đã khiến ông phải cân nhắc việc tiến hành bỏ phiếu sớm hơn.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Đức tại Thủ đô Berlin. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/11 cho biết ông sẵn sàng kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước này trước Lễ Giáng sinh.
Quyết định này có thể mở đường cho các cuộc bầu cử sớm sau khi liên minh cầm quyền ba đảng tan rã vào tuần trước do không tìm được tiếng nói chung về các đề xuất cải cách kinh tế do cựu Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner đưa ra.
Ông Scholz ban đầu đã đưa ra kế hoạch bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 15/1/2025, nhưng áp lực ngày càng tăng đã khiến Thủ tướng Scholz phải cân nhắc việc tiến hành bỏ phiếu sớm hơn.
Trước đó, ngày 7/11, đại diện ba đảng trong liên minh cầm quyền gồm Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz, đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh đã tranh cãi nhiều vấn đề liên quan đến các đề xuất cải cách kinh tế do Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner (thuộc đảng FDP) đưa ra.
Ông Christian Lindner đã đề xuất bầu cử sớm, Thủ tướng Olaf Scholz đã từ chối và sa thải ông Lindner.
Quyết định của người đứng đầu chính phủ Đức đã khiến FDP tuyên bố rút toàn bộ bộ trưởng ra khỏi chính phủ, chính thức chấm dứt liên minh “đèn giao thông,” được thành lập vào cuối năm 2021.
Nhận định về vấn đề này, nhà khoa học chính trị người Đức Jana Puglierin cho biết Đức có thể rơi vào tình trạng bế tắc chính trị trong vòng 6-7 tháng.
Theo bà Puglierin, thời gian cần thiết để Đức có một chính phủ hoạt động đầy đủ sau khi Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner của đảng FDP bị sa thải khỏi liên minh cầm quyền phải mất nửa năm.
Xem xét đến nghi thức thông thường cần thiết để thành lập một chính phủ mới thông qua bầu cử, bà Puglieri dự đoán rằng Đức có thể không có sự lãnh đạo hiệu quả cho đến giữa năm sau.
Theo Hiến pháp Đức, quyết định tổ chức bầu cử liên bang sớm không thể do các thành viên Quốc hội liên bang (Hạ viện), hay Thủ tướng đưa ra. Việc giải tán Quốc hội sớm chỉ có thể xảy ra theo một trong hai cách.
Trong trường hợp đầu tiên, nếu một ứng cử viên Thủ tướng không giành được đa số tuyệt đối trong Quốc hội - ít nhất 367 ghế trong Hạ viện gồm 733 ghế - thì Tổng thống Đức có thể giải tán Quốc hội. Điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử Cộng hòa Liên bang Đức.
Trong trường hợp thứ hai, Thủ tướng có thể kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội để xác nhận liệu có còn nhận được đủ sự ủng hộ của Quốc hội hay không. Nếu Thủ tướng không giành được đa số thì có thể chính thức yêu cầu Tổng thống giải tán Quốc hội trong vòng 21 ngày.
Sau khi giải tán Quốc hội, cuộc bầu cử mới phải được tổ chức trong vòng 60 ngày và quy trình tổ chức giống như các cuộc tổng tuyển cử thông thường. Cho đến nay, 3 cuộc bầu cử Quốc hội sớm đã được tổ chức tại Đức, vào các năm 1972, 1983 và 2005./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 15:56:00
Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất
-
2024-11-21 15:52:00
Máy bay ném bom Tu-95, tiêm kích MiG-31K cất cánh, hàng chục tàu chiến Nga xuất hiện ở Biển Đen
-
2024-11-11 08:12:00
Capitol Hill - nơi Tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức có gì đặc biệt?
Iran cắt điện luân phiên trên diện rộng do thiếu khí đốt
Nhật Bản: Mùa lá vàng, lá đỏ lập kỷ lục mới về thời gian đến muộn
Nhiều sân bay ở Indonesia đóng cửa do núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào
Ukraine thực hiện cuộc tấn công lớn nhất vào thủ đô Moscow của Nga
Iran phủ nhận âm mưu ám sát Donald Trump
Chính quyền Taliban lần đầu dự hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu
Nga thông qua thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Triều Tiên
Lầu Năm Góc bác bỏ yêu cầu tên lửa của Zelensky
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Dân chủ trước nguy cơ “trắng tay”