(Baothanhhoa.vn) - Đối với nhà đầu tư, nếu như tiềm năng thị trường là điều kiện cần thì môi trường đầu tư tại địa phương chính là điều kiện đủ. Một môi trường đầu tư tốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai dự án.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch: Bài học thực tiễn trong phát triển du lịch tại Thanh Hóa

Đối với nhà đầu tư, nếu như tiềm năng thị trường là điều kiện cần thì môi trường đầu tư tại địa phương chính là điều kiện đủ. Một môi trường đầu tư tốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai dự án.

Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch: Bài học thực tiễn trong phát triển du lịch tại Thanh Hóa

Một góc TP Sầm Sơn. ảnh: Xuân Minh

Thực tiễn du lịch tại Thanh Hóa cũng đã và đang hình thành những cách làm mới, linh hoạt, phù hợp với từng địa phương.

Nếu như vài năm trước, nhắc đến Sầm Sơn, hẳn nhiều người không khỏi “ái ngại” bởi nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi nạn “chặt chém” mà còn là điểm du lịch phát triển không có quy hoạch; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thấp kém, không có không gian cho du khách. Ngoài ra, những biểu hiện tiêu cực như nạn chèo kéo, ăn xin, buôn bán tràn lan cũng khiến hình ảnh du lịch nơi đây “xấu đi” trong mắt du khách thập phương... Từ một địa điểm du lịch “bình dân”, mang nhiều yếu tố tự phát, giờ đây Sầm Sơn đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Có được điều ấy không chỉ nhờ sự mạnh tay của chính quyền trong việc dẹp bỏ những “hạt sạn” trong cách làm du lịch, mà còn có một quyết sách đúng đắn của lãnh đạo tỉnh, tạo cơ chế thông thoáng để Tập đoàn FLC đầu tư xây dựng một quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái với nhiều tiện ích cho du khách, góp phần mang đến diện mạo mới, đưa TP Sầm Sơn trở thành khu du lịch biển đẳng cấp, vươn tầm thế giới.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC cho rằng những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua chính là “lực hút” và tạo nên thành công của các doanh nghiệp đã đầu tư vào Thanh Hóa, trong đó có sự thành công của FLC. Sự tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, chính quyền trong giải quyết các thủ tục đầu tư cũng như những vướng mắc của doanh nghiệp cũng chính là chìa khóa thành công của tỉnh khi thu hút các nhà đầu tư. Theo ông Quyết, đối với nhà đầu tư, nếu như tiềm năng thị trường là điều kiện cần thì môi trường đầu tư tại địa phương chính là điều kiện đủ. Một môi trường đầu tư tốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai dự án. Dự án FLC Sầm Sơn được xem là minh chứng sống động cho thành công của tỉnh Thanh Hóa trong việc tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (nằm trên địa bàn hai huyện Bá Thước và Quan Hóa) là cái tên rất mới trên bản đồ du lịch. Vài năm trước, ít ai biết đến Pù Luông, thế nhưng, từ năm 2008, Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI) phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông triển khai thực hiện dự án xúc tiến du lịch sinh thái, phát triển du lịch cộng đồng, trong đó chọn một số gia đình tiêu biểu để trang bị cơ sở vật chất đạt chuẩn homestay như: Khu vệ sinh, chăn, nệm... để có thể đón khách du lịch trong và ngoài nước, nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở nơi đây. Bên cạnh đó, FFI cũng đào tạo cư dân trong cộng đồng biết cách thức nấu ăn đạt chuẩn phục vụ du khách và dạy tiếng Anh cho một số người dân bản địa để có thể làm hướng dẫn viên... Giờ đây, hầu hết du khách ngoại quốc đến đây đều tỏ ra thích thú, vì được cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Đến đây, du khách sẽ lưu trú tại nhà dân, cùng lao động, nấu nướng, sinh hoạt để tự khám phá những nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của người dân bản địa, được khám phá hệ động, thực vật phong phú và tận hưởng khí hậu mát mẻ, phong cảnh nên thơ của hàng nghìn ha rừng nguyên sinh trong dãy Pù Luông.

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Bá Thước đã cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch. Khu du lịch Pù Luông Retreat, thuộc bản Đôn, xã Thành Lâm được xem là một trong những điểm nhấn đầu tiên của quá trình đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch của huyện Bá Thước. Trong những năm qua số lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện tăng đáng kể, từ 8.600 lượt khách năm 2011 tăng lên 38.000 lượt khách trong năm 2018, trong đó, khách quốc tế có trên 8.000 lượt, chủ yếu từ thị trường Tây Âu.

Huyện Như Thanh đã và đang đẩy mạnh xây dựng, triển khai thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cho quản lý và phát triển du lịch, tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước; đồng thời kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan... từ đó thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khách sạn, nhà hàng... Đặc biệt, ngày 19-4-2016, Tập đoàn Sun Group đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư xây dựng Quần thể Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En với tổng mức đầu tư làm 2 giai đoạn, trị giá lên đến 9.990 tỷ đồng, giai đoạn 1 là 4.995 tỷ đồng. Ngày 29-9-2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3774/QĐ-UBND về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Như Thanh làm “điểm tựa” cho du lịch huyện nhà bứt phá, góp phần xây dựng Bến En thành khu du lịch tổng hợp cấp quốc gia.

Có thể nói, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có những chủ trương, giải pháp tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân đẩy mạnh phát triển du lịch. Nhờ vậy, hoạt động du lịch đã có những chuyển biến quan trọng, từng bước xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình, tạo dựng được một bộ phận khách hàng truyền thống; góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, từng bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27-5-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, khóa XVIII, trong đó, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong chương trình phát triển du lịch, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về phát triển du lịch; phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh trọng điểm du lịch của cả nước...

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]