(Baothanhhoa.vn) - Dù đã nhiều dịp được về thăm quê Bác, nhưng lần nào nghe hướng dẫn viên (HDV) giới thiệu về di tích, trong tôi vẫn vẹn nguyên cảm xúc ban đầu. Mái nhà lá đơn sơ và cánh võng bên khung dệt đã lặng tiếng kẽo kẹt. Trước khoảnh sân nhỏ, hàng cau vươn mình đón gió sớm và mảnh vườn nhà Bác nơi làng Sen, mùa nào thức nấy, khoai, lạc, đậu thay cho kỳ non dị thảo. Quê Người như biết mấy làng quê Việt Nam, giản dị, thân thương và hiền lành quá đỗi. Vậy mà, dẫu có đi xa quá nửa đời người, mấy ai lại không trằn trọc nỗi nhớ thương da diết về chốn “chôn rau cắt rốn”?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo ấn tượng từ phong cách hướng dẫn truyền cảm

Dù đã nhiều dịp được về thăm quê Bác, nhưng lần nào nghe hướng dẫn viên (HDV) giới thiệu về di tích, trong tôi vẫn vẹn nguyên cảm xúc ban đầu. Mái nhà lá đơn sơ và cánh võng bên khung dệt đã lặng tiếng kẽo kẹt. Trước khoảnh sân nhỏ, hàng cau vươn mình đón gió sớm và mảnh vườn nhà Bác nơi làng Sen, mùa nào thức nấy, khoai, lạc, đậu thay cho kỳ non dị thảo. Quê Người như biết mấy làng quê Việt Nam, giản dị, thân thương và hiền lành quá đỗi. Vậy mà, dẫu có đi xa quá nửa đời người, mấy ai lại không trằn trọc nỗi nhớ thương da diết về chốn “chôn rau cắt rốn”?

Tạo ấn tượng từ phong cách hướng dẫn truyền cảm

Đoàn đại biểu Thanh Hóa tham quan khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Bấy nhiêu cảnh sắc được khắc họa trong giọng nói ấm áp, truyền cảm của người dẫn chuyện. Ngôn ngữ miền Trung đậm đặc, luyến láy, có khả năng khơi gợi đến tầng sâu nhất, những rung cảm chân thành trong lòng người. Nó khiến cho bài thuyết minh không trở thành kiểu đọc thuộc trả bài, mà qua lời người hướng dẫn nó như một lời tâm sự, một đoạn hội thoại đầy xúc động.

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (gọi tắt Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), là một trong những di tích đặc biệt quan trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về quê hương, gia đình thời niên thiếu và 2 lần Bác Hồ về thăm quê (năm 1957 và 1961). Chính vì lẽ đó, di tích luôn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan mỗi năm. Theo thống kê của Ban quản lý di tích Kim Liên, năm 2018 lượng khách đến di tích đạt hơn 1,7 triệu lượt người. Thời điểm đông nhất là vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 9; trung bình mỗi ngày di tích đón hàng trăm đoàn khách tham quan. Riêng những ngày lễ, tết, số lượng khách thường xuyên quá tải. Nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, việc bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp ở từng khâu, từng vị trí là giải pháp được ban quản lý di tích chú trọng. Trong đó, công tác đón tiếp phải trở thành chuyên nghiệp, song song với công tác hướng dẫn, thuyết minh giá trị di tích, nhằm tạo sức hấp dẫn đối với du khách.

Đối tượng khách đến di tích rất đa dạng, trong đó có du khách đến từ Pháp, Mỹ, Nhật, Lào... Để phục vụ số lượng khách tham quan ngày càng đông và truyền tải những giá trị văn hoá, ẩn chứa bên trong các di tích và kỷ vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ HDV là lực lượng luôn được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, chính sách tuyển dụng HDV là khâu được chú trọng đầu tiên. Cứ 5 năm một lần, Khu di tích Kim Liên sẽ tổ chức thi tuyển chọn HDV, để đáp ứng số lượng khách du lịch ngày càng tăng. Đồng thời, tiến hành sàng lọc nhằm lựa chọn đội ngũ thuyết minh có trình độ tương ứng. Các thí sinh tham gia ứng tuyển phải có trình độ đại học chuyên ngành văn hóa, bảo tàng và du lịch; phải hiểu biết về lịch sử, văn hóa xứ Nghệ và đặc biệt là am tường về cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Cùng với đó là các yếu tố về ngoại hình, chất giọng và sức khỏe cũng được lựa chọn khắt khe. Có thể nói, nhờ làm tốt công tác tuyển dụng, Ban quản lý Khu di tích Kim Liên đã lựa chọn được đội ngũ HDV có trình độ cao ngay từ đầu, với chính sách tuyển chọn cụ thể và công khai.

Để các HDV gắn bó với di tích, thì chế độ đãi ngộ là rất quan trọng. Sau thời gian tập sự 12 tháng, các HDV sẽ được tuyển dụng chính thức, để giúp họ yên tâm công tác. Ngoài hưởng chế độ lương của viên chức, các HDV tại di tích còn được bồi dưỡng trên cơ sở bình bầu, xếp loại A, B, C hàng tháng. Đây cũng là một động lực để họ không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phong cách văn minh, lịch sự. Song song với việc tuyển dụng là công tác đào tạo bồi dưỡng. Hằng năm, Ban quản lý di tích đều kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các HDV và tập huấn cho đội ngũ từ luyện giọng nói đến phong cách giao tiếp, ứng xử với du khách. Đặc biệt, bản thân các HDV tại di tích luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tự nghiên cứu các tác phẩm viết về Bác Hồ ở các giai đoạn khác nhau, để có thêm dẫn chứng làm phong phú bài thuyết minh. Khu di tích Kim Liên mở cửa đón và phục vụ du khách 365 ngày/năm, do đó, các HDV làm theo giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần và bố trí nghỉ bù, không làm theo ca. Những ngày mùa hè, trung bình mỗi cán bộ thuyết minh từ 15 – 20 đoàn, mỗi đoàn thuyết minh từ 15 – 20 phút. Bên cạnh công việc thuyết minh tại khu di tích, các HDV còn tham gia các buổi nói chuyện, các triển lãm, chuyên đề được tổ chức tại các xã trong huyện, các huyện miền núi và vùng sâu, vùng xa.

Phong cách hướng dẫn truyền cảm của đội ngũ HDV du lịch đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách, góp phần làm tăng sức hấp dẫn của Khu di tích Kim Liên.

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu của Khu di tích Kim Liên, tại địa chỉ http://www.khuditichkimlien.gov.vn)

Bài và ảnh: K.N


Bài Và Ảnh: K.N

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]