(Baothanhhoa.vn) - Ngành du lịch Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội để phát triển trở lại sau khi du lịch Việt Nam chính thức mở cửa vào ngày 15-3 tới đây. Tuy nhiên, để thu hút thêm nhiều đối tượng, phân khúc khách du lịch, nhất là khách quốc tế, thì ngành du lịch phải có sự đổi mới, bứt phá nhiều hơn.

Phát triển du lịch văn hóa xứ Thanh

Ngành du lịch Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội để phát triển trở lại sau khi du lịch Việt Nam chính thức mở cửa vào ngày 15-3 tới đây. Tuy nhiên, để thu hút thêm nhiều đối tượng, phân khúc khách du lịch, nhất là khách quốc tế, thì ngành du lịch phải có sự đổi mới, bứt phá nhiều hơn.

Phát triển du lịch văn hóa xứ Thanh

Phối cảnh tổng thể đền Mẫu Phủ Na.

Theo nhiều chuyên gia du lịch, việc tăng trưởng du lịch nhanh chóng gần đây đã khiến cho nhiều di sản bị bào mòn, phai nhạt bản sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống ở một số địa phương bị phá vỡ và biến đổi. Về lâu dài sẽ khó để khai thác, phát triển loại hình du lịch văn hóa khi mà du khách đã trở nên nhàm chán với những sản phẩm du lịch có sự can thiệp quá mức của con người như vậy.

Theo khảo sát, hiện nay Thanh Hóa còn nhiều dư địa để phát triển loại hình du lịch từ các giá trị văn hóa. Để không đi vào vết xe của một số địa phương đã gặp phải, ngành du lịch phải có hướng đi mới trên cơ sở khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa.

Một trong những nội dung được đề ra tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc cuối năm 2021 đó là: “Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế - xã hội; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch”.

Trên cơ sở quan điểm đã đề ra, căn cứ vào tiềm năng, định hướng trong Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, ngành du lịch cần tính toán phù hợp, chú ý phát triển loại hình du lịch văn hóa gắn với đời sống, phong tục, tập quán, sản xuất ở các địa phương. Đây là loại hình du lịch mang đến cho du khách cơ hội phát triển tiềm năng sáng tạo của mình nhờ được tương tác, được tham gia trực tiếp vào các trải nghiệm văn hóa bản địa và đặc trưng của điểm đến.

Để làm được điều này, theo nhiều chuyên gia du lịch, cần phải có những điều chỉnh trong hoạch định chính sách và hành động. Trong đó phải nhìn nhận đúng vai trò của cộng đồng đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản; vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong phát triển du lịch.

Đặc biệt, phải bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch; tôn trọng tính đa dạng văn hóa, tính chỉnh thể của di sản văn hóa phi vật thể; đảm bảo các nguyên tắc sản phẩm du lịch mang được linh hồn của văn hóa truyền thống, có nhiều yếu tố đặc sắc, đặc thù cho từng dân tộc, địa phương, qua đó gia tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, khắc phục tình trạng sản phẩm du lịch na ná giống nhau như hiện nay.

Để làm tốt yêu cầu này cần phải có sự kết hợp hài hòa và chia sẻ lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, trong đó người dân địa phương là chủ thể trong các hoạt động du lịch văn hóa tại các điểm du lịch.

Mô hình này bước đầu đã triển khai tại vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên và một số danh thắng. Cách làm ấy cần được ngành du lịch phát huy, nhân lên, chứ không chỉ dừng lại là cách làm riêng của từng khu, điểm du lịch, thì mới đưa loại hình du lịch văn hóa ở xứ Thanh phát triển mạnh hơn, khai thác tốt tiềm năng.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]