(Baothanhhoa.vn) - Sáng 26-8, tại Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa phối hợp với Dự án quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) đã tổ chức Hội thảo giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững.

Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững

Sáng 26-8, tại Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa phối hợp với Dự án quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) đã tổ chức Hội thảo giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững.

Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chi cục Kiểm lâm tỉnh; đại diện Ban quản lý Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và Phòng chống thiên tại tỉnh Thanh Hóa; Dự án VFBC tỉnh Thanh Hóa; Hiệp hội Du lịch; Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En, rừng phòng hộ Lang Chánh và các khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Pù Luông, Pù Hu cùng đại diện 25 doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh.

Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững

Đại biểu dự hội thảo.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, Thanh Hoá hiện có 648.370,78 ha rừng và đất lâm nghiệp. Hệ sinh thái rừng của tỉnh rất đa dang, phong phú; là nơi tập trung và phân bố của nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Thanh Hoá hiện có 2 vườn quốc gia (Bến En và Cúc Phương), 3 khu bảo tồn thiên nhiên (Pù Luông, Xuân Liên, Pù Hu), 2 khu bảo tồn loài (Nam Động, Sến Tam Quy), 8 Ban quản lý rừng phòng hộ và 11 khu bảo tồn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá. Du lịch sinh thái là một trong những tiềm năng vô cùng to lớn của tỉnh Thanh Hoá.

Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững

Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT phát biểu khai mạc Hội thảo.

Dự án du lịch sinh thái và cộng đồng tại Thanh Hoá bắt đầu thực hiện bởi dự án bảo tồn đa dạng sinh học Pù Luông - Cúc Phương do Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế FFI thực hiện. Bước đầu, dự án hỗ trợ cho 10 bản thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, mỗi bản dự án lựa chọn một số hộ gia đình làm du lịch, đón tiếp khách, hỗ trợ tập huấn… Đến nay, sau 20 năm phát triển, du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã thu hút được đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững

Đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình bày định hướng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tại hội nghị, đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã trình bày định hướng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; các chương trình ưu đãi thu hút nhà đầu tư của UBND tỉnh Thanh Hoá.

Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững

Đại diện BQL Khu BTTN Xuân Liên trình bày tóm tắt tiềm năng và cơ hội hợp tác mở rộng du lịch sinh thái tại khu BTTN Xuân Liên.

Cùng với đó, đại diện các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trên địa bàn tỉnh đã trình bày một số tham luận về tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; tiềm năng và cơ hội hợp tác mở rộng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Lang Chánh.

Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững

Đại diện doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình trình bày tham luận tại hội thảo.

Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững

Đại diện doanh nghiệp lữ hành tại Thanh Hoá phát biểu ý kiến.

Tại Hội thảo, đại diện một số đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đã trao đổi, làm rõ thêm về tiềm năng, tài nguyên du lịch; về pháp luật đầu tư du lịch trong rừng đặc dụng, phòng hộ; cơ chế chính sách, lộ trình để thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư… Đồng thời đề xuất một số nội dung như: Quan tâm phát huy giá trị bản sắc văn hoá cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên; đẩy mạnh kết nối, hướng đến liên kết vùng; quan tâm thu hút các nhà đầu tư; gắn trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia với nghĩa vụ bảo vệ thiên nhiên điểm đến; giáo dục ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư; chú trọng công tác quy hoạch, phân khu điểm đến; chú trọng phát triển đa dạng dịch vụ trải nghiệm, tạo sinh kế cho người dân địa phương…

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Thuận cảm ơn và ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của đại biểu và đánh giá đây là những đóng góp quý báu đối với hoạt động phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời, là cơ sở quan trọng để Sở NN&PTNT phối hợp cùng nhà đầu tư khai thác tiềm năng du lịch tại các khu rừng trên địa bàn tỉnh; có những đề xuất kịp thời với các bộ, ngành Trung ương nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thời gian tới.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]