(Baothanhhoa.vn) - Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với vẻ đẹp hài hòa của rừng, núi, sông ngòi và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật cả về số lượng và giá trị, tỉnh Thanh Hóa được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã khai thác tốt thế mạnh của các khu di tích, điểm du lịch nhằm quảng bá về du lịch địa phương. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng thương mại tại các khu di tích, điểm du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, còn nảy sinh nhiều khó khăn, hạn chế cho việc tham quan, nghỉ dưỡng, vãn cảnh của du khách.

Chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng thương mại tại các khu di tích, điểm du lịch

Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với vẻ đẹp hài hòa của rừng, núi, sông ngòi và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật cả về số lượng và giá trị, tỉnh Thanh Hóa được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã khai thác tốt thế mạnh của các khu di tích, điểm du lịch nhằm quảng bá về du lịch địa phương. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng thương mại tại các khu di tích, điểm du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, còn nảy sinh nhiều khó khăn, hạn chế cho việc tham quan, nghỉ dưỡng, vãn cảnh của du khách.

Chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng thương mại tại các khu di tích, điểm du lịchHệ thống hạ tầng thương mại tại khu vực đền Sòng Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

Huyện Thường Xuân có các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, như: đền thờ Cầm Bá Thước, Bà Chúa Thượng Ngàn, hệ thống các hang động, thác nước đẹp và nhiều làng bản người Thái còn giữ được nét nguyên sơ, bản sắc văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thường Xuân đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 30-3-2016 về phát triển du lịch huyện Thường Xuân, giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025; UBND huyện xây dựng Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 15-1-2018, về việc triển khai xây dựng Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Thường Xuân. Cùng với đó, huyện thực hiện các giải pháp khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng thương mại để “tăng sức hấp dẫn” cho các điểm, khu du lịch tiềm năng. Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch sinh thái Hồ Cửa Đạt, thị trấn Thường Xuân, cho biết: Được hỗ trợ về cơ chế, chính sách để đầu tư, phát triển du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Cửa Đạt, công ty xác định ngoài việc đầu tư hệ thống tàu, thuyền để đưa đón khách tham quan, còn chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ đi kèm. Trong đó, công ty đã đầu tư hệ thống lồng bè nuôi cá và lắp đặt thuyền du lịch cỡ lớn, đầy đủ tiện nghi, không gian để cung cấp cho dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng của du khách. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn và điều kiện địa hình khó khăn nên việc đầu tư được hệ thống hạ tầng thương mại, như: điểm bán quà lưu niệm, đồ dùng, vật dụng thiết yếu chưa được thực hiện hiệu quả. Về lâu dài, để thu hút du khách đến với dịch vụ du lịch sinh thái hồ Cửa Đạt, công ty sẽ cân đối nguồn lực để đầu tư thêm các điểm bán hàng lưu niệm, sản vật địa phương và cung cấp dịch vụ thiết yếu tại một số điểm nằm trong tuor để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Điểm du lịch tâm linh đền Sòng Sơn (thị xã Bỉm Sơn), vào mùa Xuân hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách đến dâng hương, thưởng ngoạn. Tuy nhiên, thay vì hình thành các điểm, ki ốt thương mại thì địa phương chỉ thực hiện chia lô, sạp bán hàng hóa phục vụ tâm linh, cung cấp sản vật địa phương một cách thô sơ nhất để đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. Bà Lê Thị Nhàng, du khách TP Thanh Hóa, cho biết: đền Sòng Sơn, thờ nữ thần Vân Hương - Bà chúa Liễu Hạnh hay Thánh mẫu Liễu Hạnh là điểm đến tâm linh dịp đầu năm của du khách. Mặc dù, địa phương đã nắm bắt được nhu cầu của du khách là mua sắm đồ lễ và tìm kiếm, lựa chọn những sản vật, đồ lưu niệm nên đã manh nha hình thành các quầy hàng dọc tuyến đường vào đền. Tuy nhiên, 100% hàng quán, sạp bán hàng đều thô sơ, chưa thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm điểm du lịch tâm linh, khu du lịch nghỉ dưỡng đang hoạt động, thu hút sự quan tâm, ưa chuộng của du khách trong, ngoài tỉnh. Dịp đầu năm, các điểm du lịch tâm linh, như: đền Sòng (Bỉm Sơn), Phủ Na (Như Thanh), Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), đền Chín Gian (Như Xuân)... thu hút khá đông du khách tìm về. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế cho thấy, chỉ những khu du lịch thu hút được doanh nghiệp tham gia kiến tạo, phát triển mới hình thành, liên kết được với hệ thống thương mại hiện đại. Còn đối với các điểm du lịch tâm linh, do địa phương quản lý, mặc dù đã thành lập được ban quản lý song hoạt động kinh doanh, thương mại được tổ chức chưa khoa học. Tại nhiều điểm, việc tự do kinh doanh của người dân đã bộc lộ sự lỏng lẻo trong công tác quản lý của địa phương và tạo nên sự phản cảm đối với khách du lịch.

Do đó, để tạo nên sức hấp dẫn riêng của các khu, điểm du lịch, các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương cần xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, phát triển đa dạng thị trường, các sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc. Ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài các khu, điểm du lịch kết hợp các dịch vụ thiết yếu để đáp ứng nhu cầu mua sắm, trao đổi của du khách, nhất là du khách ngoài tỉnh và quốc tế. Đồng thời, xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch và thúc đẩy kết nối với khu du lịch của các tỉnh, thành phố lân cận.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]