(Baothanhhoa.vn) - Quan Sơn là 1 trong 6 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Từ các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Sơn đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vươn lên thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

Quan Sơn là 1 trong 6 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Từ các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Sơn đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vươn lên thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

Mô hình trồng trọt trong nhà lưới của gia đình anh Ngân Văn Học ở bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy cho lợi nhuận từ 100 đến 150 triệu đồng/năm.

Anh Phạm Bá Duy, người dân tộc Thái, ở bản Hiết, xã Sơn Thủy hiện đang được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Sơn tạo điều kiện vay vốn theo 2 chương trình, với số tiền là 110 triệu đồng. Trong đó, 30 triệu đồng vốn chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để chăn nuôi bò sinh sản và 80 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm để trồng 4,5 ha vầu. Anh Duy chia sẻ: Nhờ có nguồn vốn vay nên gia đình có điều kiện phát triển sản xuất, đem lại thu nhập cho gia đình từ 40 đến 60 triệu đồng/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động địa phương.

Với anh Ngân Văn Học, người dân tộc Thái, ở bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy, trước đây đã vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Theo đó, gia đình anh Học đầu tư làm 1 nhà lưới, diện tích 200m2 trồng dưa leo. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình này, đầu năm 2021, anh tiếp tục vay 99 triệu đồng từ nguồn vốn thanh niên khởi nghiệp do Tỉnh đoàn ủy thác cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội. Với số vốn được vay, cộng với nguồn vốn tiết kiệm, tích cóp từ các nguồn khác của gia đình, anh đầu tư mở rộng thêm 800m2 diện tích nhà lưới để trồng bí xanh, dưa lào, cây cờ lom, cây hom hay. Mô hình nhà lưới cho lợi nhuận từ 100 đến 150 triệu đồng/năm. Anh Học cho biết: Có được thành công như ngày hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân thì đồng vốn là một trong những yếu tố và điều kiện vô cùng quan trọng để tôi thực hiện thành công mô hình phát triển kinh tế theo ý tưởng, mơ ước trên mảnh đất quê hương mình.

Cũng là người dân tộc Thái ở xã Trung Hạ, học xong đại học, anh Hà Văn Thương cũng loay hoay đi tìm cho mình một công việc. Sau đó anh quyết định lập nghiệp ngay tại quê nhà, với khát vọng sẽ làm một việc gì đó để gia đình vươn lên thoát nghèo. Nghĩ là làm, nhận thấy lợi thế từ đất rừng, năm 2019 anh mạnh dạn vay vốn ưu đãi khởi nghiệp bằng việc mua gà giống về nuôi theo mô hình chăn nuôi gà dưới tán rừng và đã thành công ngay từ lứa gà đầu tiên. Nhận thấy có hiệu quả từ chăn nuôi, anh tiếp tục mở rộng mô hình, nuôi thêm lợn, dê, bò... Đến nay, mô hình cho thu nhập bình quân 250 triệu đồng/năm. Không chỉ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình, anh Thương còn hỗ trợ cho nhiều hộ dân khác trong vùng về kỹ thuật, con giống, nguồn thức ăn chăn nuôi để nâng cao nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Với ưu điểm nguồn vốn vay ưu đãi có lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, nên các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách là cơ hội giúp người nghèo tiếp cận với vốn vay nhanh chóng, thuận tiện để phát triển kinh tế gia đình. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Sơn đã giải ngân cho 1.354 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay với số tiền gần 83 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến thời điểm 30-6-2022 đạt 352,27 tỷ đồng, tăng so với 31-12-2021 là 47 tỷ đồng. Nguồn vốn ưu đãi đã giúp cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đầu tư vào phát triển sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, mở rộng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, phát triển dịch vụ, xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc gia; hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở; hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đi học và người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Ông Lê Anh Thiện, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Sơn cho biết: Qua kiểm tra, đánh giá về hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, đa số các hộ được vay vốn chính sách đã chuyển biến về ý thức trong sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thoát nghèo, chuyển biến về ý thức vay - trả. Nhiều hộ nghèo đã cải thiện đời sống nhờ sử dụng vốn ưu đãi; đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, trở thành tấm gương cho các hộ khác học tập, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào giảm nghèo bền vững...

Để nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tiếp tục phát huy hiệu quả, giúp người dân vùng cao giảm nghèo bền vững, thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện sẽ tiếp tục tranh thủ tối đa nguồn vốn để tập trung giải ngân cho vay. Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, đơn vị nhận ủy thác để củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức mạng lưới, đặc biệt là các tổ vay vốn tại cơ sở...

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]