(Baothanhhoa.vn) - Ngày 3/11/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 275/KH-UBND về việc thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 3/11/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 275/KH-UBND về việc thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ảnh minh hoạ.

Mục đích của kế hoạch nhằm xác định cụ thể các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo đúng các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ đã được đề ra tại Đề án và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành trên các lĩnh vực và xác định rõ thời gian hoàn thành, làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành.

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Đề án đến các cấp, các ngành, các tổ chức doanh nghiệp và nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.

Nội dung của Kế hoạch bao gồm: Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể của tỉnh nhằm thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và tổ chức quan trắc, giám sát.

Kiểm soát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, khu vực ven biển, ngăn chặn khai thác cát, sỏi trái phép, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở.

Quản lý chặt chẽ vùng đất ven sông, ven biển không để xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven biển làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở. Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, gắn với ổn định sinh kế cho người dân.

Di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở (bao gồm bờ sông, suối, kênh, rạch và bờ biển) đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân.

Rà soát, xây dựng phương án chỉnh trị, phòng, chống sạt lở đối với các tuyến sông, vùng bờ biển trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng danh mục công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Nguồn vốn thực hiện Đề án bao gồm Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương (vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm), Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn vốn hợp pháp khác.

TS (Nguồn: UBND tỉnh)


TS (Nguồn: UBND tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]