(Baothanhhoa.vn) - Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của các ngành và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, người sản xuất, người tiêu dùng về công tác đảm bảo VSATTP được nâng lên; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng thực phẩm, nông, lâm, thủy sản an toàn được hình thành và nhân rộng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của các ngành và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, người sản xuất, người tiêu dùng về công tác đảm bảo VSATTP được nâng lên; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng thực phẩm, nông, lâm, thủy sản an toàn được hình thành và nhân rộng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Một cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Ảnh: Trần Hằng

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” (sau đây gọi là nghị quyết), với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của các ngành và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, người sản xuất, người tiêu dùng về công tác đảm bảo VSATTP được nâng lên; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng thực phẩm, nông, lâm, thủy sản an toàn được hình thành và nhân rộng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Mô hình trồng rau trong nhà lưới tại thôn Phú Phượng 1, xã Phú Nhuận.

Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện

Nghị quyết đề ra các mục tiêu cụ thể, đó là phấn đấu đến hết năm 2020 thực phẩm được sản xuất, nhập khẩu lưu thông và sử dụng trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đầy đủ các quy định về VSATTP; 50% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận; 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện VSATTP; 100% chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đáp ứng các quy định về điều kiện VSATTP; 90% trở lên số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí VSATTP.

Để đạt được các mục tiêu trên, cấp ủy, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành đã tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và các tầng lớp nhân dân về công tác đảm bảo VSATTP đối với sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên phải nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nghị quyết; phát huy vai trò của các trưởng thôn, bản, khu phố trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ đảm bảo VSATTP. Cùng với đó, để có cơ sở cho việc triển khai thực hiện nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch về: Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, giai đoạn 2017-2020; xây dựng các mô hình thí điểm ATTP trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2018; xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; tăng cường kiểm soát thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh đáp ứng quy định về ATTP đến năm 2020. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh còn ban hành các chỉ thị, quy định về quản lý ATTP. UBND tỉnh tổ chức khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn. Theo đó, từ cá nhân, hộ gia đình nhỏ, lẻ đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh có cơ hội tham gia gặp gỡ, kết nối, giới thiệu và kinh doanh. Cơ quan quản lý các cấp phát huy vai trò giám sát, xử lý vi phạm, bảo đảm thông tin trung thực, là địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng hướng tới...

Tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn phường Trường Sơn, Sầm Sơn

Trên cơ sở các kế hoạch, chỉ thị, quy định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch hành động, nhằm tạo sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện. Trong đó công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về ATTP cho cán bộ, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quan tâm. Đến tháng 6-2019, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức được gần 11.500 lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về ATTP cho 595.000 lượt cán bộ quản lý ATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã, tổ giám sát cộng đồng thôn/bản/phố, tổ giám sát chợ và người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. MTTQ các cấp đã tổ chức cho 5.952 khu dân cư ký cam kết bảo đảm ATTP (đạt 100%); gần 932.000 hộ gia đình ký cam kết đảm bảo ATTP (đạt 97,69%). Các cấp hội nông dân đã tổ chức cho gần 490.000 hộ hội viên ký cam kết ATTP (đạt trên 98%). Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức thành lập được 480 mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về ATTP”... Ngoài ra, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh còn tích cực vận động xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn do cán bộ, đoàn viên, hội viên làm chủ. Đặc biệt, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã hướng dẫn đánh giá các tiêu chí xã ATTP, quy định trách nhiệm quản lý ATTP của ban nông nghiệp xã và tổ giám sát cộng đồng thôn; hướng dẫn đánh giá tiêu chí chợ ATTP; triển khai xây dựng các mô hình chuỗi giá trị sản phẩm an toàn; giết mổ gia súc, gia cầm an toàn; chợ ATTP; cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; đưa chỉ tiêu về ATTP vào mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương và giao chỉ tiêu về ATTP cho UBND xã, phường, thị trấn; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai xây dựng các mô hình thí điểm đảm bảo ATTP trên địa bàn. Đồng thời xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ việc quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Những chuyển biến trong công tác đảm bảo VSATTP

Để khuyến khích sản xuất thực phẩm, rau an toàn, từ năm 2016-2018, UBND tỉnh đã phân bổ trên 37 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất 114,5 ha rau an toàn tập trung chuyên canh, 196.630 m2 sản xuất rau an toàn trong nhà lưới; hỗ trợ 41,5 tỷ đồng phát triển 13 khu trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi VietGAP theo mức hỗ trợ tại Quyết định số 5643 ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020. Từ năm 2017 đến tháng 6-2019, ngân sách các địa phương cũng đã hỗ trợ cho công tác đảm bảo ATTP trên 43 tỷ đồng (trong đó cấp huyện trên 29,5 tỷ đồng, còn lại là ngân sách cấp xã). Tiêu biểu như huyện Bá Thước hỗ trợ 1,5 tỷ đồng xây dựng các mô hình đảm bảo ATTP, 2,2 tỷ đồng cho hoạt động quản lý ATTP; huyện Nông Cống hỗ trợ 300 triệu đồng/chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, 20 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 100 triệu đồng/xã ATTP; huyện Như Thanh hỗ trợ 200 triệu đồng/chợ ATTP...

Theo ông Nguyễn Đình Tuy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, thực hiện nghị quyết, huyện Hoằng Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Trong đó hỗ trợ mô hình chuyển giao khoa học – kỹ thuật công nghệ lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản 100 triệu đồng/cơ sở (3 mô hình/năm); phục vụ hoạt động của ban nông nghiệp, công tác quản lý vật tư nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi... 10 triệu đồng/xã/năm. Ngoài ra, huyện còn thí điểm đầu tư thiết bị kiểm nghiệm nhanh tại hiện trường cho 2 xã là Hoằng Lộc và Hoằng Thịnh để quản lý ATTP, quản lý chợ hiệu quả; thành lập được 205 tổ giám sát cộng đồng tại các xã nhằm kiểm tra công tác đảm bảo VSATTP ở tất cả các lĩnh vực và phối hợp với các lực lượng chức năng xác nhận nguồn gốc xuất xứ thực phẩm trên địa bàn cho các hộ nông dân... Đến nay, đã có 39,5% sản phẩm thực phẩm cung ứng từ ngoài huyện vào huyện được kiểm soát; 25% thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn huyện được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận; 52% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện VSATTP; 2 chợ được công nhận chợ ATTP. Còn tại TP Sầm Sơn, đến nay đã có 70% sản phẩm thực phẩm sản xuất, chế biến theo mô hình chuỗi sản xuất đáp ứng quy định về VSATTP; 85% thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn thành phố được cung cấp thông qua các cơ sở kinh doanh thực phẩm có xác nhận; thành phố đã thực hiện được 8 chuỗi thực phẩm an toàn, trong đó 3 chuỗi cung ứng gạo an toàn (1.500 tấn), 3 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn (300 tấn) và 2 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn (600 tấn).

Tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Với việc ban hành các cơ chế, chính sách của UBND tỉnh và các địa phương đã thúc đẩy việc huy động các nguồn lực của doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng các vùng, điểm sản xuất và cơ sở chế biến thực phẩm an toàn. Theo ông Phạm Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông sản Phú Gia (Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa) nhằm cung ứng thực phẩm an toàn cho thị trường trong và ngoài nước, từ cuối năm 2016, công ty đã liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài đầu tư xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi gà công nghệ cao 4A nhằm sản xuất và cung ứng thịt gà sạch ra thị trường bao gồm: Nhà máy thức ăn chăn nuôi - trang trại sản xuất con giống - hệ thống trang trại liên kết chăn nuôi gà thịt công nghệ cao - nhà máy giết mổ chế biến gia cầm Viet Avis tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) với tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 1 là 9 triệu EUR (tương đương 230 tỷ đồng), quy mô 2.500 con gà/giờ. Dự kiến tháng 10-2019 nhà máy sẽ khánh thành, đi vào hoạt động. Với công suất này, giai đoạn 1 nhà máy sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 1,2 triệu tấn thịt gà sạch/năm.

Có thể khẳng định, với sự tập trung trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của các ngành và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, bằng các chương trình, hành động cụ thể đã tạo ra những chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động về công tác đảm bảo VSATTP đối với sức khỏe của người dân và đời sống xã hội. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh (đến cuối tháng 6-2019) tỷ lệ sản phẩm thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh được kiểm soát, đáp ứng các quy định về ATTP đạt 71% (mục tiêu nghị quyết đến tháng 6-2018 đạt 90% trở lên); thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung ứng thông qua các chuỗi liên doanh liên kết, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận đạt 34,5% (mục tiêu nghị quyết đến tháng 6-2018 đạt 20% trở lên); cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện ATTP đạt 72,5% (mục tiêu nghị quyết đến tháng 6-2018 đạt 60% trở lên); 66 chợ được công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đạt TCVN 11856:2017 (mục tiêu nghị quyết đến tháng 6-2018 có 81 chợ); 305 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đáp ứng các quy định về ATTP (mục tiêu nghị quyết đến tháng 6-2018 có 137 cửa hàng); tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP đạt 5,4% (mục tiêu nghị quyết đến tháng 6-2018 đạt 40% trở lên).

Bài 2: Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn – đường đi ngắn, lợi ích dài.

Duy Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]