(Baothanhhoa.vn) - Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hòa thuận, bình an, hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh, phát triển bền vững. Với tầm quan trọng ấy, ngày 4-5-2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28-6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và cá nhân mỗi gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Nhân ngày gia đình Việt Nam (28-6): Xây dựng gia đình bình an, xã hội hạnh phúc

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hòa thuận, bình an, hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh, phát triển bền vững. Với tầm quan trọng ấy, ngày 4-5-2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28-6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và cá nhân mỗi gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Nhân ngày gia đình Việt Nam (28-6): Xây dựng gia đình bình an, xã hội hạnh phúc

Ông bà mẫu mực, hạnh phúc làm gương cho con cháu học theo. Ảnh: Thùy Linh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước quán triệt trong các nghị quyết, bộ luật liên quan, với các nội dung nâng cao vị trí, vai trò và chức năng của gia đình. Đặc biệt, từ khi Chính phủ lấy ngày 28-6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, thì đây đã trở thành dịp để tôn vinh những giá trị của gia đình; nhắc nhở mỗi người hướng về cội nguồn, về người thân, cùng nhau nuôi dưỡng những tình cảm, giá trị văn hóa cao quý của gia đình. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi về nhiều mặt, đặc biệt những tác động của nền kinh tế thị trường, khiến cho gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Các gia đình ngoài việc duy trì những giá trị truyền thống tốt đẹp, tiếp thu những đổi mới, tiến bộ, còn phải chống chọi những vấn đề khó khăn mang tính thời đại.

Thực tế hiện nay, các gia đình đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như, thiếu sự quan tâm chia sẻ, những giá trị chuẩn mực, nền tảng bị lung lay, công nghệ chiếm hữu, bạo lực gia đình, ly hôn... Những vấn đề này là một trong những tác nhân khiến cho các thành viên trong gia đình rơi vào khủng hoảng tâm lý, trầm cảm, sa vào các tệ nạn xã hội. Qua tìm hiểu thực tế, nhiều gia đình bố mẹ bận rộn với công việc, áp lực cuộc sống đã không dành nhiều thời gian đồng hành, quan tâm, chia sẻ với con cái, khiến cho con trẻ gặp phải các vấn đề rối loạn về phát triển, lệch lạc về tâm lý, nhận thức. Thậm chí, trẻ em trong các gia đình ấy phải đối diện với các nguy hiểm, xâm hại, tai nạn thương tích và đau lòng nhất là tử vong...

Không chỉ thiếu sự quan tâm với con, nhiều cặp vợ chồng cũng dần thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu nhau. Những bữa cơm gia đình hay những phút giây thư giãn, trò chuyện, vui đùa cùng nhau dần trở nên xa xỉ đối với các gia đình, đặc biệt là những gia đình trẻ. Sau những giờ làm việc, học tập, các thành viên trong gia đình thường không trò chuyện cùng nhau mà lao vào một góc bên những trò tiêu khiển trên mạng xã hội, thiết bị thông minh. Ngôi nhà dường như đơn thuần chỉ là nơi tạm trú của một nhóm người có chung huyết thống. Sự gắn kết chỉ dừng ở mức dùng chung một đường truyền Internet... Mối quan hệ thương yêu, gần gũi, sợi dây gắn kết giữa các thành viên không được củng cố đã gây ra nhiều hệ lụy. Từ đó, khiến cho số vụ ly hôn ngày càng gia tăng; tình trạng bạo lực gia đình có tính chất phức tạp hơn và tệ nạn xã hội xâm nhập một cách dễ dàng vào các gia đình. Thực tế, gần đây chúng ta không chỉ tiếp nhận thông tin những vụ việc chồng bạo hành vợ đơn thuần mà đau lòng hơn đó là những vụ chồng bạo hành vợ thường xuyên, liên tục khiến người vợ thương tích đầy người, trầm cảm. Hay những vụ việc con bạo hành bố mẹ, cha mẹ bạo hành con để lại hậu quả nặng nề.

Từ việc nền tảng gia đình bị lung lay, những giá trị chuẩn mực đạo đức của gia đình đang bị xói mòn đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa của từng gia đình, rộng hơn là sự phát triển của dòng tộc, xã hội và đất nước. Bởi, gia đình và xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; “gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Gia đình không có bạo lực, không tệ nạn thì xã hội cũng khó xuất hiện bạo lực và tệ nạn. Gia đình hạnh phúc, sẻ chia thì các thành viên trong gia đình sẽ trở thành những công dân biết chia sẻ, yêu thương cộng đồng, đặc biệt là với những người khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống. Do đó, xây dựng một gia đình bình an - hạnh phúc không chỉ là một trong những điều tuyệt vời nhất đối với mỗi người và xã hội mà đó còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người con đất Việt.

Nhân ngày gia đình Việt Nam (28-6): Xây dựng gia đình bình an, xã hội hạnh phúc

Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên những công dân tốt, biết yêu thương chia sẻ với cộng đồng, xã hội.

Mỗi người có thể có một quan niệm khác nhau về gia đình bình an và hạnh phúc. Nhưng, để có được bình an, hạnh phúc chắc hẳn mỗi người đều phải tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, trí tuệ để tự sinh ra “kháng thể” chống chọi lại những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Ông bà, cha mẹ cần mẫu mực, làm gương cho con trẻ học theo. Mỗi thành viên trong gia đình cần duy trì giao tiếp, quan tâm, chia sẻ và biết lắng nghe ý kiến của nhau. Đó chính là chìa khóa để mở những nút thắt cuộc sống; duy trì một gia đình hạnh phúc, bình an. Bởi giao tiếp, chia sẻ và quan tâm sẽ tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình; giúp các thành viên giải bày được tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ với nhau niềm vui cũng như nỗi buồn. Từ đó, không chỉ hiểu nhau hơn mà còn có thể giúp nhau giải quyết được khó khăn, vướng mắc. Biết lắng nghe ý kiến của nhau sẽ khiến mỗi người thấy mình được tôn trọng, tạo nên sự bình đẳng trong gia đình.

Có thể nói, mỗi gia đình thực sự bình an, hạnh phúc, thì xã hội mới bình an, hạnh phúc. Vì thế, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và các ban, ngành, đoàn thể cần xác định công tác gia đình là một nhiệm vụ thường xuyên, có vị trí quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện có hiệu quả công tác gia đình; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Qua đó, giúp các gia đình bảo tồn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, nhất là các gia đình chính sách, gia đình người dân tộc thiểu số, người nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ nhằm tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được những kiến thức về khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, pháp luật và phúc lợi xã hội.

Bài và ảnh: Thùy Linh


Bài và ảnh: Thùy Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]