(Baothanhhoa.vn) - Từ nghề bắt ốc len, hàu, cáy dưới những tán rừng ngập mặn đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Nga Sơn, Hậu Lộc có thêm thu nhập. Đây được xem là công việc cho nhiều phụ nữ nghèo.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Từ nghề bắt ốc len, hàu, cáy dưới những tán rừng ngập mặn đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Nga Sơn, Hậu Lộc có thêm thu nhập. Đây được xem là công việc cho nhiều phụ nữ nghèo.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Đa phần những người bắt ốc len, cáy, hàu, cá nác hoa... trong rừng ngặp mặn ở các huyện ven biển là phụ nữ, họ có kinh tế khó khăn và nghề nghiệp không ổn định. Mỗi ngày vào rừng bắt ốc, mò cua họ có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Bà Nguyên Thị Yêu (thôn 5, xã Nga Tân) đã hơn chục năm làm nghề bắt bắt ốc len, mò cua và thu lượm các sản vật dưới tán rừng cho biết nhờ nghề này mà gia đình bà có cái ăn, cái mặc.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

“Công việc mò cua, bắt ốc trong rừng sú vẹt trở thành thu nhập chính của gia đình tôi. Hôm nào may mắn thì được vài cân ốc, vài cân cáy bán được vài trăm ngàn đồng", bà Yêu nói.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Muốn bắt được nhiều những người phụ nữ phải canh giờ thủy triều xuống.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Công việc rất vất vả, bù lại ốc len, cáy, cua, cá nác hoa... sinh sản trong tự nhiên, chủ yếu ăn bùn, phát triển quanh năm, nhờ vậy người dân có thể đi bắt suốt 4 mùa.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Bà Nguyễn Thị Ca (62 tuổi, xã Nga Tân) bộc bạch: “Mỗi ngày kiếm được vài trăm ngàn đồng nhưng nghề này vất vả lắm”.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Hiện giá cáy dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/kg, giá bán ốc len khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Một người phụ nữ ở xã Đa Lộc (Hậu Lộc) vui mừng khi bắt được một con cá nác hoa. Được biết giá cá nác hoa đang bán giao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Những loài thuỷ sản như ốc len, cáy, cua, hàu, cá nác … đã trở thành món ăn đặc sản của các địa phương ven biển Nga Sơn, Hậu Lộc và đang được khách hàng tìm đến mua ngày càng nhiều hơn.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Cuối ngày, người dân hồ hởi lấy ra thành quả đi “săn” của mình, để khoe với chúng tôi. Cuộc sống dưới những cánh rừng ngập mặn mênh mông này có thể còn nhiều khó khăn, nhưng chắc chắn, nếu được bảo vệ, rừng biển quê hương luôn mang đến cho họ một sinh kế tương xứng.

Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn

Theo tìm hiểu, khu rừng ngập mặn huyện Nga Sơn hiện có diện tích lên gần 350 ha và đang tiếp tục được mở rộng thêm. Chiều dài của khu rừng ngập mặn nơi cửa biển Lạch Sung này trải dài hơn 5 km, qua một phần các xã Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái và Nga Thủy. Bên phía huyện Hậu Lộc, những khu rừng ngập mặn chạy dài từ đoạn cuối sông Lèn thuộc xã Đa Lộc, kéo dài xuống giáp xã Ngư Lộc. Vùng ven cửa sông Lạch Trường, những dải rừng sú vẹt rộng cả cây số, phủ xanh khắp các xã Hòa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc. Đến nay, riêng diện tích rừng ngập mặn của xã Đa Lộc đã đạt gần 400 ha... Sau khi trồng, rừng được bảo vệ tốt, trở thành môi trường sống lý tưởng cho các loài giáp xác, nhuyễn thể đầm lầy, góp phần bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, duy trì các loài thủy sinh bản địa.

Tin liên quan:
  • Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn
    Sinh kế từ rừng ngập mặn

    Một ngày mới đối với bà Nguyễn Thị Ca ở thôn 8, xã Nga Liên (Nga Sơn) là chuẩn bị vợt và rỏ đựng, đi xe đạp đến các khu rừng ngập mặn trong và ngoài huyện để bắt cáy, mò cua, nhặt ốc và ngao đất... Đi cùng bà là các chị Nguyễn Thị Ái ở thôn 7 và Nguyễn Thị Nhi, thôn 5 cùng xã, tạo thành một tổ chuyên mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn. Cùng với một số tổ lao động khác ở các xã vùng biển huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, bà Ca cùng hai người bạn coi đây là “nghề”, nhờ đó mà gia đình có “đồng ra đồng vào”, không còn cảnh túng thiếu.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]