(Baothanhhoa.vn) - Đại dịch COVID-19 xuất hiện tại nhiều quốc gia và ở Việt Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đại dịch COVID-19 xuất hiện tại nhiều quốc gia và ở Việt Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trước tác động của dịch COVID-19, không ít doanh nghiệp đã kịp thời có những giải pháp khắc phục, tự “thích ứng” với tình hình thực tế để duy trì và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất dầu ăn tại Công ty TNHH Dầu ăn thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam (Khu Kinh tế Nghi Sơn)

Đến thời điểm giữa tháng 9, khi các nền kinh tế tái khởi động sau thời gian phong tỏa do dịch COVID-19, dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn.

Ở Việt Nam, với phương châm vừa phòng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế và giữ vững ổn định xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, ngày 4-3-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19. GDP 9 tháng đầu năm toàn quốc tăng trưởng dương (tăng 2,12%), Thanh Hóa là tỉnh có mức tăng trưởng cao hơn toàn quốc do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh và nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành cũng như cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong tỉnh.

Để đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê đã tổ chức hai kỳ khảo sát, thu thập thông tin về ảnh hưởng của dịch bệnh.

Lần 1 tổ chức thu thập thông tin từ ngày 10 đến ngày 20-4. Lần 2 thu thập thông tin từ ngày 10-9 đến hết ngày 20-9-2020 nhằm đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; các giải pháp ứng phó của doanh nghiệp trước dịch COVID-19; đánh giá hiệu quả của các chính sách, giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, các cấp, các ngành và địa phương đã ban hành đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; giúp Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục ban hành các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh…

Tham gia khảo sát thông tin tác động của dịch COVID-19 lần 2 có 5.687 doanh nghiệp trả lời, trong đó: doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 90,85%; doanh nghiệp đang tạm dừng sản xuất kinh doanh và có kế hoạch quay trở lại hoạt động chiếm 3,06%; còn lại là doanh nghiệp ngừng hoạt động và chưa có kế hoạch quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp chờ giải thể, phá sản chiếm 6,09% (các doanh nghiệp này tham gia trả lời chính sách hỗ trợ doanh nghiệp). Kết quả một số chỉ tiêu khảo sát các doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng thu thập thông tin như sau:

Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp

Qua khảo sát, ước tính bình quân năm 2020 so với bình quân năm 2019 lao động giảm 2,2% . Phân theo qui mô lao động: doanh nghiệp nhỏ là đối tượng có lực lượng lao động giảm nhiều nhất (-11,37%); tiếp đến là nhóm doanh nghiệp vừa (-10,33%); doanh nghiệp siêu nhỏ (- 7,92%); riêng nhóm doanh nghiệp lớn lao động tăng 0,79%. Phân theo nhóm ngành cấp 1: trong 18 ngành có doanh nghiệp tham gia khảo sát có 5 ngành có mức giảm > 10%, trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống là ngành giảm sâu nhất với mức giảm là 40,76%; 12 nhóm có mức giảm <10%; riêng ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,16% (số doanh nghiệp trong ngành này chiếm 17,26% số doanh nghiệp tham gia khảo sát).

Tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp phải phải thực hiện việc cắt giảm lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động.

Doanh thu của doanh nghiệp

Trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, ước tính năm 2020 so năm 2019, doanh thu các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa đều giảm với mức giảm tương ứng là 6,22%; 4,06% và 4,18%. Riêng nhóm doanh nghiệp lớn, ước tính doanh thu tăng 2,43%. Phân theo ngành kinh tế cấp 1: có 14 ngành kinh tế có doanh thu giảm, ngành có doanh thu giảm sâu nhất giảm là 21,09%. Có 4 ngành dự kiến doanh thu tăng, ngành có doanh thu dự ước tăng cao nhất là công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,76%.

Ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu, hàng hóa đầu vào

Nguyên nhân nguồn nguyên liệu đầu vào: có 35,61% doanh nghiệp chịu tác động chính từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu; trong đó nhóm doanh nghiệp lớn là 62,39%; doanh nghiệp vừa là 45,59%; doanh nghiệp nhỏ là 37,68%; doanh nghiệp siêu nhỏ là 29,71%. Có 27,91% doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu, hàng hóa đầu vào từ nguồn trong nước: trong đó doanh nghiệp lớn là 40,25%; doanh nghiệp vừa là 30,59%; doanh nghiệp nhỏ là 30,58%; doanh nghiệp siêu nhỏ là 25%.

Nguyên nhân thiếu hụt nguyên liệu hàng hóa đầu vào từ nhập khẩu: có 56,83% doanh nghiệp cho rằng các nguyên nhân thiếu hụt nguồn nguyên liệu, hàng hóa đầu vào từ nguồn nhập khẩu chủ yếu do giá nhập khẩu tăng; 41,88% doanh nghiệp trả lời là do số lượng doanh nghiệp cung cấp hàng hóa đầu vào giảm; 37,64% doanh nghiệp đánh giá là do chi phí vận chuyển lưu kho tăng; 39,11% doanh nghiệp đánh giá do khó khăn trong lưu thông nguyên liệu, hàng hóa do thị trường nhập khẩu áp dụng biện pháp phong tỏa, đóng cửa; 37,64% doanh nghiệp cho rằng chất lượng nguyên liệu, hàng hóa đầu vào đáp ứng yêu cầu- tiêu chuẩn của doanh nghiệp giảm đi.

Nguyên nhân thiếu hụt nguồn nguyên liệu, hàng hóa đầu vào trong nước: Do số lượng doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, hàng hóa đầu vào giảm là 55,34%; do giá nguyên liệu hàng hóa đầu vào trong nước tăng là 60%; do chi phí vận chuyển, lưu kho tăng là 46,1%; do chất lượng nguyên liệu, hàng hóa đầu vào đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của doanh nghiệp giảm là 29,87%.

Tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Người lao động Công ty THHH giầy Aleron Việt Nam đeo khẩu trang khi làm việc.

Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ

Có 65,07% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng thu hẹp của thị trường tiêu thụ trong nước; 48,1% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu thu hẹp. Đánh giá về nguyên nhân thị trường xuất khẩu bị thu hẹp: có 74,57% doanh nghiệp đánh giá là do khó khăn trong khâu lưu thông hàng hóa do một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng biện pháp phong tỏa/đóng cửa biên giới; 55,33% doanh nghiệp đánh giá là do sụt giảm đơn hàng xuất khẩu; 34,4% doanh nghiệp đánh giá là do vận chuyển, lưu kho tăng; nguyên nhân khác là 8,25%.

Khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay

Có 71,06 % doanh nghiệp được hỏi cho rằng quy trình thủ tục vay vốn phức tạp; 51,32% doanh nghiệp cho là do không có tài sản thế chấp; 59,33% doanh nghiệp cho là do doanh nghiệp có nhiều dư nợ; 43,42% doanh nghiệp cho là do những nguyên nhân khác.

Tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nhiều doanh nghiệp may mặc được cơ cấu nợ, giảm lãi suất trước bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong ảnh: Công nhân Công ty CP Sản xuất, thương mại và đầu tư Việt Thanh trong ca sản xuất.

Các giải pháp doanh nghiệp đang áp dụng để ứng phó trước tác động của dịch COVID-19

Để ứng phó với các tác động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều giải pháp ứng phó để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua khảo sát có 35,22% doanh nghiệp áp dụng giải pháp tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngoài thị trường truyền thống; 20,89% doanh nghiệp áp dụng giải pháp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn/tay nghề cho người lao động; 14,71% doanh nghiệp sản xuất/cung cấp mặt hàng/dịch vụ mới theo nhu cầu của thị trường trong giai đoạn dịch bệnh; 13,88% doanh nghiệp chuyển đổi sản phẩm/dịch vụ chủ lực; 8,73% doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại điện tử. Trong từng giải pháp nêu trên, doanh nghiệp lớn luôn là nhóm có tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp nhiều nhất. Có 36,53% doanh nghiệp không sử dụng giải pháp nào, trong đó nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất (40,82%)

Dưới tác động của dịch COVID-19, để đạt mục tiêu vừa kiểm soát – khống chế dịch bệnh vừa phát triển kinh tế, các doanh nghiệp đã tăng cường sử dụng internet, mạng xã hộ trực tuyến, các ứng dụng (app) chuyên biệt hoặc các nền tảng số để ứng phó với dịch covid 19; trong đó Marketing, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, quản trị nội bộ doanh nghiệp được tăng cường sử dụng để ứng phó với dịch co vid 19 nhiều nhất với tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng khá cao (tương ứng tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng là 28,76%; 24,25%; 20,17%).

Các giải pháp doanh nghiệp dự kiến áp dụng để đối phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19

Qua khảo sát các doanh nghiệp thuộc diện tham khảo có 61,58% doanh nghiệp tập trung phát triển thị trường tiêu thụ trong nước; 45,84% doanh nghiệp thay đổi giá sản phẩm; 28,16% doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại điện tử; 24,15% doanh nghiệp chuyển đổi sản phẩm chủ lực; 16,2% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mới đối với thị trường; 15,29% doanh nghiệp tập trung phát triển chuỗi cung ứng trong nước để thay thế nguồn nhập khẩu; 11,97% thực hiện giải pháp khác.

Tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Dịch COVID – 19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh nên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động.

Đánh giá mức độ tác động của gói hỗ trợ đã được thụ hưởng tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Chỉ thị số 11/CT-CP ngày 4-3-2020 của Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, là chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua gia đoạn khó khăn do tác động của dịch Covid 19 những tháng vừa qua. Kết quả khảo sát một số giải pháp cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao về tính tích cực, hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ: các chính sách về lao động bảo hiểm, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tích cực là 69,79%; các chính sách về tín dụng, tài chính với tỷ lệ đánh giá tích cực tới 64,69%; các chính sách về thuế, phí, lệ phí tỷ lệ này là 65,94%...

Dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát, từ đầu tháng 9 đến nay không xuất hiện ca nhiễm mới trong cộng đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh đang tiếp tục khởi sắc, có nhiều dấu hiệu khả quan qua kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm và dự báo các tháng cuối năm. Trên đà hồi phục và phát triển như hiện nay; mặc dù còn nhiều phó khăn nhưng với sự quyết tâm, quyết liệt từ các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, dự kiến các mục tiêu kinh tế xã hội quí 4/2020 khả năng cao sẽ đạt được, từ đó sẽ tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2021 và các năm tiếp theo.

Phan Thị Bích Thảo - Cục Thống kê Thanh Hóa


Phan Thị Bích Thảo - Cục Thống kê Thanh Hóa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]