(Baothanhhoa.vn) - Thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã và đang khẳng định liên kết sản xuất chính là “chìa khóa” giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo đảm hài hòa, ổn định lợi ích của các chủ thể tham gia. Do vậy, tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường liên kết, hợp tác, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững (Bài cuối): Tìm “chìa khóa” mở “cánh cửa” tiến vào nền nông nghiệp hiện đại

Thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã và đang khẳng định liên kết sản xuất chính là “chìa khóa” giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo đảm hài hòa, ổn định lợi ích của các chủ thể tham gia. Do vậy, tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường liên kết, hợp tác, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững (Bài cuối): Tìm “chìa khóa” mở “cánh cửa” tiến vào nền nông nghiệp hiện đại

Mô hình sản xuất rau, quả an toàn theo chuỗi giá trị tại xã Định Hòa (Yên Định). Ảnh: Thanh Hòa

Những năm gần đây, Chính phủ và tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp khuyến khích, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Những chính sách ấy là trợ lực, chất kết dính để thu hút các doanh nghiệp, HTX và người nông dân cùng tích cực tham gia xây dựng các mô hình liên kết. Trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được hình thành ở tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khẳng định tính ưu việt trong nền sản xuất hiện đại. Trong đó, nhiều chuỗi liên kết được tổ chức khép kín từ cung cấp giống, vật tư đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản xứ Thanh trên thị trường. Đồng thời, nâng cao thu nhập cho các chủ thể tham gia liên kết, thay đổi phương thức sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, giá trị gia tăng cao.

Khoảng 5 năm trở lại đây, chuyện sản xuất lúa theo quy mô hàng hóa không còn xa lạ với người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất và phát triển lúa nếp theo chuỗi giá trị tại địa bàn xã Hà Long (Hà Trung) lại là mô hình đặc sắc được đánh giá là bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2019, HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Long và Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng đã phối hợp, liên kết sản xuất lúa nếp hạt cau theo tiêu chuẩn hữu cơ thì diện tích sản xuất tại địa phương tăng lên đáng kể. Tính đến năm 2023, diện tích lúa nếp hạt cau đạt 201 ha, với sự tham gia của 253 hộ dân trên địa bàn xã. Từ sản phẩm lúa nếp hạt cau, HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Long đã thành công xây dựng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh với nhãn hiệu nếp cái hoa vàng Gia miêu ngoại trang. Theo thỏa thuận hợp đồng liên kết, Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng đầu tư hỗ trợ trước 50% lúa giống, 30% phân bón thông qua HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Long. Đồng thời, hỗ trợ hướng dẫn nông dân từ kỹ thuật làm đất, cách gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho đến khi thu hoạch và đảm nhận thu mua toàn bộ sản phẩm lúa nếp hạt cau của địa phương. HTX có trách nhiệm ký kết hợp đồng với từng hộ nông dân tham gia và tổ chức sản xuất, bảo đảm các điều kiện tưới, tiêu nước, tuân thủ quy trình kỹ thuật.

Ông Nguyễn Hữu Lựu, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, cho biết: Do ký kết hợp đồng thu mua lúa tươi theo giá tiêu thụ cố định ngay từ đầu vụ sản xuất, cho nên HTX có thể hạch toán được đầu vào, đầu ra, từ đó, tạo sự yên tâm cho các thành viên. Nhờ việc liên kết bền chặt, đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu nên qua hơn 5 năm triển khai, mô hình liên kết này đã mang lại hiệu quả cao hơn nhiều lần so với sản xuất nhỏ lẻ trước kia, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân từ 20 - 25% so với sản xuất truyền thống. Điều đáng nói ở mô hình liên kết lúa nếp hạt cau theo hướng hữu cơ chính là quy mô sản xuất lớn theo hướng hàng hóa. Quá trình sản xuất được ứng dụng hiệu quả cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo cấy, thu hoạch đến chế biến. Bên cạnh đó, chủ thể của chuỗi liên kết đã chú trọng đến xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu để nâng sức cạnh tranh và khẳng định giá trị của sản phẩm trên thị trường. Không chỉ lúa nếp, Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng còn liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm ha lúa ST21, ST24, ST25 cho người dân huyện Hà Trung và các địa phương lân cận.

Mặc dù đã xây dựng được hàng nghìn chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm hiệu quả, song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều “rào cản” khiến việc xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh chưa được như mong muốn. Bà Nguyễn Thị Dung, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân, cho biết: Trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Song hiệu quả và sức tác động của các mô hình vẫn còn là trăn trở. Nguyên nhân là do chưa có nguồn kinh phí để đầu tư hạ tầng đồng bộ cho các vùng sản xuất tập trung nên sản phẩm chưa đạt chất lượng tốt. Trình độ quản lý, nhận thức về thị trường, pháp luật của các HTX, người dân chưa cao nên chưa phát huy được các hình thức liên kết phù hợp cho mỗi ngành hàng. Nhiều liên kết còn lỏng lẻo, thiếu ràng buộc pháp lý dẫn đến tình trạng “lật kèo”, mất niềm tin giữa các bên tham gia chuỗi liên kết...

Thực trạng đã hình thành được các chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp nhưng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng đã và đang diễn ra tại nhiều địa phương trong tỉnh. Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Để phát triển nông nghiệp bền vững, giá trị gia tăng cao, cần xây dựng được những chuỗi liên kết hiệu quả, bền vững. Vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương thực hiện thường xuyên công tác đánh giá, dự báo thị trường để các chủ thể, địa phương kịp thời nắm bắt thông tin thị trường và cung cầu hàng hóa sản phẩm, làm cơ sở linh hoạt điều chỉnh cơ cấu sản xuất, kế hoạch kinh doanh và chủ động trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, tạo tiền đề thiết lập hợp đồng dài hạn giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, để “dẫn đường” cho liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chúng ta cần tập trung phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất hiện đại; chủ động xây dựng, tổ chức hình thức liên kết phù hợp với mỗi ngành hàng cũng như thế mạnh của từng địa phương. Đồng thời, sắp xếp lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia. Ngành nông nghiệp và các địa phương tiếp tục nghiên cứu, lồng ghép nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án, các chính sách để trợ lực cho các HTX nông nghiệp. Trong đó, chú trọng nâng cao năng lực quản lý, trình độ sản xuất cho cán bộ, thành viên để HTX đủ tiềm lực kinh tế, am hiểu thị trường, có kiến thức pháp luật tốt đủ điều kiện làm trung gian liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.

Đối với những chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã được hình thành, các chủ thể cần tiếp tục duy trì, phát triển, bồi trợ để chuỗi liên kết thêm bền vững, hiệu quả kinh tế cao, chú trọng xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản của tỉnh trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.

Tin liên quan:
  • Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững (Bài cuối): Tìm “chìa khóa” mở “cánh cửa” tiến vào nền nông nghiệp hiện đại
    Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền ...

    Để giải quyết vấn đề sản xuất nhỏ lẻ, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5-7-2018 của Chính phủ ra đời chính là động lực để các HTX đẩy mạnh đầu tư theo mô hình chuỗi giá trị. Tuy nhiên, đến nay nhiều doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn khó khăn trong tổ chức liên kết, tiêu thụ sản phẩm và quá trình tiếp cận chính sách trong nghị định này.

  • Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững (Bài cuối): Tìm “chìa khóa” mở “cánh cửa” tiến vào nền nông nghiệp hiện đại
    Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền ...

    Ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang có những bước tiến lớn để hướng đến nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xu thế phát triển đó đang cho thấy vai trò quan trọng của việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng kinh tế. Việc tạo được những chuỗi liên kết sản xuất bền vững chính là tiền đề bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nói riêng.

Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]