(Baothanhhoa.vn) - Tại Thanh Hóa các chương trình kết nối, xúc tiến thương mại đã được Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức với quy mô cấp tỉnh, cấp vùng, có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực, giữa các sở, ngành, đơn vị của tỉnh với các sở, ngành, địa phương, các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Tại Thanh Hóa các chương trình kết nối, xúc tiến thương mại đã được Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức với quy mô cấp tỉnh, cấp vùng, có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực, giữa các sở, ngành, đơn vị của tỉnh với các sở, ngành, địa phương, các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi sốKhách hàng dễ dàng truy xuất sản phẩm nhờ mã QR code.

Điển hình như các chương trình hội chợ sản phẩm OCOP, tuần xúc tiến thương mại, tuần bán hàng trực tuyến, hội chợ thương mại Việt - Lào... Hầu hết các chương trình đều được lồng ghép với các hoạt động chuyển đổi số như: Thanh toán quét mã QR code; đặt hàng trực tiếp qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT); hướng dẫn, định hướng người dân phương thức đặt hàng, hình thức thanh toán thông qua internet khi mua sản phẩm...

Không chỉ đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua các hình thức truyền thống, hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đã đưa sản phẩm của mình lên sàn TMĐT, giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng doanh thu, lợi nhuận bán hàng. Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) đã đưa sản phẩm tham gia các kỳ hội chợ, đưa toàn bộ sản phẩm của mình lên sàn TMĐT OCOP Thanh Hóa, sàn TMĐT posmart.vn, voso.vn... Việc hoàn thiện hồ sơ và đưa các sản phẩm lên sàn và gắn mã QR cho sản phẩm là rất cần thiết trong kinh doanh hiện nay. So với trước đây, sản phẩm của công ty đã đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, nhiều hơn; các thông tin đặt hàng, vận chuyển và quảng bá thương hiệu được thực hiện nhanh chóng, không tốn thời gian, công sức. Doanh thu từ TMĐT trong bán hàng cũng tăng từ 20 - 25% so với việc buôn bán trước đây. Đây được cho là việc làm cần thiết, cần được đẩy mạnh để quảng bá thương hiệu sản phẩm của tỉnh và góp phần vào việc chuyển đổi số trong kinh doanh, phát triển kinh tế, đáp ứng xu thế của thị trường.

Ngoài ra, các hoạt động đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã triển khai kết nối, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh tới các địa phương, các tỉnh, thành phố trong nước. Điển hình như, thông qua tuyên truyền, tập huấn, các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng mã QR truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm...

Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Lê Văn Khoa, cho biết: Hiện nay trong sản xuất và lưu thông hàng hóa với trình độ công nghệ ngày một phát triển, việc quản lý hàng hóa bằng máy móc điện tử đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là mã QR code có chức năng truy xuất được nguồn gốc thông tin sản phẩm. Đây là hoạt động cần thiết với các sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Nó không những giúp tiết kiệm nhân lực mà còn giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí rất lớn cho khách hàng và góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.

Bước sang năm 2023, Sở Công Thương tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX nâng cao năng lực xúc tiến thương mại trên nền tảng số cũng như phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản. Qua đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX tham gia quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn TMĐT. Nhằm hỗ trợ các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao nhận thức, năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 Thanh Hóa có 100% tổ chức xúc tiến thương mại; 70% doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được cấp tài khoản trên hệ sinh thái xúc tiến thương mại số quốc gia và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin; 25% số lượng hội chợ, triển lãm trên địa bàn được tổ chức trên môi trường trực tuyến. Đồng thời, đưa nền tảng số trở thành công cụ giới thiệu, quảng bá hữu hiệu cho các sản phẩm của tỉnh Thanh Hóa cũng như làm cầu nối giúp các doanh nghiệp của thành phố tìm kiếm các đối tác, mở rộng thị trường.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]