Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng
Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng.
Hình ảnh môt phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội.”
Theo phóng viên tại Liên hợp quốc, sau gần 4 năm đàm phán, “Công ước Hà Nội” ra đời là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những mối đe doạ ngày càng tăng trên không gian mạng.
Bên cạnh những lợi ích và tiềm năng không giới hạn đối với sự phát triển của nhân loại, công nghệ số cũng đặt ra nhiều rủi ro và nguy cơ về an ninh, đe doạ sự phát triển bền vững của hầu hết các quốc gia.
Sự gia tăng đáng báo động của tội phạm mạng cả về quy mô, mức độ phức tạp và phạm vi tác động ước tính đã gây thiệt hại cho kinh tế thế giới khoảng 8.000 tỷ USD trong năm 2023 và dự báo lên đến 10.500 tỷ vào năm 2025, lớn hơn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong bối cảnh đó, “Công ước Hà Nội” góp phần tạo khuôn khổ pháp lý bao trùm, đáp ứng nhu cầu cấp bách về hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy pháp quyền trong không gian mạng.
Việc Liên hợp quốc lựa chọn Thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam-Liên hợp quốc.
Lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.
Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.
Đăng cai Lễ mở ký “Công ước Hà Nội” cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò một thành viên có trách nhiệm, tin cậy của cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tham gia dẫn dắt quá trình xây dựng và định hình các khuôn khổ quản trị số toàn cầu, bảo đảm an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, tạo tiền đề triển khai thành công chiến lược chuyển đổi số để đưa đất nước sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đây cũng là bước cụ thể góp phần triển khai kịp thời và hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội) gồm 9 Chương và 71 Điều là kết quả của gần 4 năm thương lượng liên tục và kéo dài (2021 -2024) giữa các quốc gia thành viên nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diện để đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này.
Sau gần 20 năm kể từ Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm xuyên quốc gia, cộng đồng quốc tế mới có thêm một khuôn khổ pháp lý đa phương để xử lý tội phạm trong không gian mạng./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-26 14:06:00
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2025-01-26 12:49:00
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh
-
2024-12-25 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 25/12/2024
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật ngày 25/12
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 25/12/2024
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên chung vui, chúc mừng Giáo phận Thanh Hóa và đồng bào Công giáo nhân dịp đón Giáng sinh năm 2024
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 24/12
[ Bản tin 18h ] Xây dựng và phát triển Hoằng Hóa đến năm 2030 trở thành thị xã
Nga Sơn cần phát huy tiềm năng thế mạnh để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn
Như Xuân đảm bảo tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ hành quân dã ngoại làm công tác dân vận
Tháo gỡ khó khăn, phát triển hệ thống y tế chất lượng, hiệu quả, công bằng, minh bạch và bền vững