Công ty Đại Dũng Nghi Sơn vô tình "chịu trận"
Mặt bằng Dự án của Công ty CP Cơ khí chế tạo Đại Dũng Nghi Sơn (Công ty Đại Dũng Nghi Sơn) là “đất sử dụng cho khu kinh tế” - nhà đầu tư sẽ được Nhà nước bàn giao mặt bằng sạch. Theo quy định của pháp luật, Công ty Đại Dũng Nghi Sơn không có trách nhiệm phải bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và các công trình trên diện tích đất đã được giao. Tuy nhiên, nắm bắt, khảo sát nhu cầu của Nhân dân và đề xuất của các tổ dân phố, UBND phường Mai Lâm về việc vẫn muốn sử dụng tuyến kênh cho diện tích đang tiếp tục tận dụng canh tác, Công ty đã chủ động có phương án cải dịch (xây dựng đoạn kênh mới) từ 10/5/2024.
Cán bộ Công ty Đại Dũng Nghi Sơn và chính quyền địa phương, tổ dân phố tại tuyến kênh mới hoàn thiện.
Theo đó, trích biên bản tại hội nghị ngày 10/5/2024 giữa UBND phường Mai Lâm và Công ty Đại Dũng Nghi Sơn “về việc đảm bảo công tác phòng, chống ngập lụt và tưới tiêu khu vực thi công dự án Nhà máy cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn”, Công ty Đại Dũng đã khẳng định “luôn luôn quan tâm và phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án để tìm ra giải pháp và cách giải quyết kịp thời nhất”.
Trích biên bản tại hội nghị ngày 10/5/2024 giữa UBND phường Mai Lâm và Công ty Đại Dũng Nghi Sơn “về việc đảm bảo công tác phòng, chống ngập lụt và tưới tiêu khu vực thi công dự án Nhà máy cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn”.
Tại hội nghị này, Công ty Đại Dũng Nghi Sơn cũng đã thống nhất với UBND phường Mai Lâm, Tổ dân phố, bà con Nhân dân sẽ hỗ trợ bố trí hệ thống mương tạm hoàn trả về phía cuối nhà máy sau khi bà con thu hoạch lúa mùa, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật thiết kế và hoàn thành trước vụ mùa kế tiếp để phục vụ tưới tiêu.
Một đoạn “kênh Quế Sơn” ngoài lộ giới dự án, đường đi vào thôn bị hư hỏng, người dân cho biết có thể do máy gặt đi qua nên UBND phường và bà con nông dân đề nghị Công ty Đại Dũng Nghi Sơn hỗ trợ.
Tuyến kênh ngoài lộ giới dự án được hỗ trợ làm mới, kết nối với tuyến kênh trong dự án để thuận lợi thông dòng.
Ông Võ Nguyên Giáp, đại diện Công ty Đại Dũng Nghi Sơn cho biết: “Nếu không xảy ra sự việc phát sinh về đoạn kênh qua dự án vẫn đang do Công ty TNHH MTV Sông Chu quản lý, phải chờ đợi công tác kiểm kê và hướng dẫn của ban ngành liên quan thì công tác cải dịch sẽ được tiến hành sớm hơn, ngay sau khi bà con kết thúc mùa vụ. Sau trận mưa lớn ngày 15/5, đoạn kênh giáp phần móng phía Tây dự án bị sập và ngập nước. Với tính chất mùa vụ đang đến gần, thực hiện lời hứa với chính quyền và người dân nên khi nước rút, công ty đã quyết định triển khai ngay việc cải dịch kênh mới. Cán bộ, công nhân công ty và nhà thầu đã phải làm đêm để có thể hoàn thiện tuyến kênh vào ngày 15/6. Trị giá đầu tư tuyến kênh mới là hơn 100 triệu đồng”.
Trong thời gian cải dịch tuyến kênh, công ty đã chủ động bơm, cấp nước tưới phục vụ sản xuất của bà con nông dân khi có nhu cầu.
Trích biên bản làm việc ngày 13/6 giữa UBND phường Mai Lâm và Công ty Đại Dũng Nghi Sơn về việc bàn giải pháp khắc phục mương tưới phục vụ tưới tiêu khu vực Nhà máy Cơ khí Công nghệ cao Nghi Sơn, ý kiến của Đảng ủy phường Mai Lâm cũng thể hiện rõ “Đối với mương tưới tiêu, UBND phường ghi nhận việc triển khai xây dựng hoàn trả kịp thời của công ty, đề nghị cố gắng hoàn thành sớm trước ngày 17/6/2024”.
Trích biên bản làm việc ngày 13/6 giữa UBND phường Mai Lâm và Công ty Đại Dũng Nghi Sơn ghi nhận nỗ lực của Công ty Đại Dũng Nghi Sơn trong công tác triển khai kênh.
Cùng với đó, Đảng ủy phường Mai Lâm cũng “ghi nhận công tác phối hợp, khắc phục khó khăn, vướng mắc của công ty đối với địa phương và Nhân dân”.
Công ty Đại Dũng Nghi Sơn hỗ trợ máy bơm bơm nước vào đồng ruộng hỗ trợ bà con nông dân vụ mùa.
Hỗ trợ máy xúc, tạo kênh đất dẫn nước vào đồng ruộng khu vực cánh đồng tiếp giáp dự án, (đoạn không có “kênh”, nông dân lấy nước bằng cách tự chảy).
Trước đó, như Báo Thanh Hóa đã thông tin, hiện trạng kênh Quế Sơn trước khi được cải dịch, đoạn qua mặt bằng dự án có kích thước 30 x 40 cm (chỉ rộng hơn gang tay), nhiều đoạn xuống cấp, cây cối mọc che lấp. Theo phản ánh của chính quyền địa phương và Nhân dân, nhiều năm nay, đoạn kênh này không được duy tu, cải tạo, ít phát huy hiệu quả. Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp thuộc khu vực thiết kế tưới đa phần chỉ sản xuất được một vụ do phụ thuộc thiên nhiên hoặc bà con chủ động bơm tưới.
Hiện trạng “kênh chính” Quế Sơn có kích thước rộng hơn gang tay, đoạn qua mặt bằng dự án xuống cấp, cỏ mọc che lấp.
Ông Đỗ Viết Dực, Phó Giám đốc Ban GPMB, hỗ trợ tái định cư thị xã Nghi Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB dự án Nhà máy Cơ khí chế tạo công nghệ cao Nghi Sơn, cho biết: “Khi Hội đồng Bồi thường GPMB kiểm kê, tuyến kênh qua dự án (thuộc đoạn tuyến cuối kênh Quế Sơn) thực tế không còn rõ “hình dạng” là “kênh” mà có thể gọi là “rãnh” do bị xuống cấp nghiêm trọng, cỏ mọc che lấp, nhiều đoạn bị hư hỏng, gạch đất lấp. Từ công khai quy hoạch, kiểm kê vẫn không có người xác định được chủ sở hữu tuyến kênh".
Thửa đất số 352 và 353 được kiểm kê và niêm yết theo quy định.
Theo đó, Hội đồng Bồi thường GPMB đã kiểm kê diện tích tuyến kênh là đất thủy lợi, đồng thời thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, công khai và niêm yết phương án bồi thường, GPMB theo quy định của pháp luật nhưng không có tổ chức, cá nhân thông tin về quyền chủ sở hữu (đã được niêm yết tại trụ sở UBND phường Mai Lâm, các tổ dân phố và công khai trên trang thông tin điện tử UBND thị xã Nghi Sơn thời gian 20 ngày theo quy định hiện hành).
Trước khi được phía doanh nghiệp hỗ trợ cải dịch, nhiều đoạn “kênh” qua mặt bằng dự án không còn hình dạng kênh".
Ông Đỗ Viết Dực cho biết thêm, trường hợp đoạn kênh thủy lợi nói trên thuộc về quy trình bồi thường GPMB đối với nhà, công trình xây dựng của Tổ chức. Chúng tôi đã căn cứ các quy định theo khoản 3, điều 89 Luật đất đai 2013; Điều 18c, Nghị định 47/2014 ngày15/5/2014 của Chính phủ; Khoản 3 Điều 13 Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Công văn 1862/SXD-KTXD ngày 13/4/2018 của Sở Xây dựng Hướng dẫn bồi thường, hỗ trợ đối với nhà, công trình đang sử dụng thuộc sở hữu Nhà nước, công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Công văn số 2305/STC-NSHX ngày 14/5/2020 của Sở Tài chính hướng dẫn xử lý về tài sản do Nhà nước giao quản lý khi thu hồi đất và công tác quản lý, sử dụng số tiền bồi thường đối với tài sản do Nhà nước giao quản lý, sử dụng và số tiền hỗ trợ đối với trường hợp tổ chức bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất.
Cán bộ Ban GPMB, hỗ trợ tái định cư thị xã Nghi Sơn đo đạc, kiểm kê để bồi thường cho Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Chu.
"Theo các quy định, khi thực hiện GPMB các dự án đầu tư, nếu công trình đang sử dụng thì xem xét bồi thường, nếu công trình không sử dụng thì không bồi thường. Các công trình của tổ chức thì bồi thường cho tổ chức, sau đó tổ chức lập phương án (dự án đầu tư) và đầu tư lại theo nhu cầu sử dụng. Ở trường hợp này, khi chưa phát hiện công trình của tổ chức nào thì thực hiện kiểm đếm, đo đạc cụ thể để làm cơ sở giải quyết tiếp, đồng thời thông báo công khai rộng rãi trên địa bàn xã/phường nơi thực hiện dự án" - Ông Đỗ Viết Dực, Phó Giám đốc Ban GPMB, hỗ trợ tái định cư thị xã Nghi Sơn. |
Đoàn khảo sát thực địa gồm: Ban Quản lý KKTNS và các KCN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thị xã Nghi Sơn, Công ty TNHH MTV Sông Chu, UBND phường Mai Lâm và Công ty CP Cơ khí chế tạo Đại Dũng Nghi Sơn ngày 17/6 xác nhận Công ty CP Cơ khí chế tạo Đại Dũng Nghi Sơn đã hoàn thành tuyến kênh, bảo đảm cấp nước tưới cho 14 ha đất nông nghiệp từ ngày 15/6.
Theo ông Khương Bá Luận, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Chu, kênh Quế Sơn đoạn qua dự án hiện vẫn sử dụng làm nhiệm vụ cấp nước tưới cho diện tích khoảng 14 ha. Tuy nhiên về công tác duy tu, bảo dưỡng kênh phải có dự án đầu tư và trên cơ sở nguồn vốn mới thực hiện được. Nhiều năm nay, việc cấp nước cho các xứ đồng này do là diện tích đã được thu hồi, GPMB nên không được cấp bù thủy lợi phí".
Phải chăng, đây cũng là lý do khiến “kênh chính” Quế Sơn xuống cấp? Tình trạng gần như “hoang hóa” nhiều năm dẫn tới công tác phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác kiểm kê GPMB chưa chặt chẽ, dẫn đến nhà đầu tư vô tình “chịu trận” ?
Theo quy định tại Điều 151 Luật đất đai 2013 và quy định chi tiết tại Điều 53 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ sử dụng đất sử dụng cho khu kinh tế: Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi để giao lại đất, cho thuê đất. |
Tùng Lâm
{name} - {time}
-
2025-01-15 19:59:00
Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa
-
2025-01-15 16:36:00
BMS Vina tham quan Đà Nẵng và Dentium cùng DANAGO
-
2024-06-23 07:14:00
Bản tin tài chính ngày 23/6: Giá vàng “ổn định”, USD đồng loạt tăng giá
Các chế độ tăng theo lương cơ sở từ ngày 1/7
Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
“Bắt” nhãn ra trái vụ, thu lợi nhuận 2 tỷ đồng mỗi năm
Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng lim xanh
Giao dịch bất động sản bằng hợp đồng vay vốn: Người mua ôm hận! (Bài cuối) - Hiểu rõ pháp lý, hạn chế rủi ro
Như Xuân đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Bản tin Tài chính ngày 22/6: Giá vàng rơi thẳng đứng, đồng USD tiếp tục bứt phá
Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện lại lập đỉnh mới với 1,025 tỷ kWh/ngày
Trăn trở nghề truyền thống