(Baothanhhoa.vn) - Ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tất yếu để thay đổi diện mạo cho ngành sản xuất chủ lực của tỉnh, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động và từng bước đưa nông sản xứ Thanh vươn tầm cao mới.

Đẩy mạnh số hóa trong sản xuất nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tất yếu để thay đổi diện mạo cho ngành sản xuất chủ lực của tỉnh, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động và từng bước đưa nông sản xứ Thanh vươn tầm cao mới.

Đẩy mạnh số hóa trong sản xuất nông nghiệpCán bộ Ban Quản lý cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn) sử dụng camera để giám sát hoạt động ra vào của tàu thuyền tại cảng.

Sau thời gian khuyến khích các địa phương, người sản xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhiều thương hiệu nông sản Thanh Hóa đã có mặt tại các thị trường trong nước, tiếp cận với phân khúc khách hàng khó tính, góp phần tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững.

Ðể sản xuất được những sản phẩm rau, củ, quả an toàn, trong khu nhà lưới của HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc (Hậu Lộc) luôn có thiết bị cảm biến, kết nối máy tính, điện thoại thông minh qua internet. Chế độ hoạt động được lập trình sẵn, khi nhiệt độ vượt hoặc thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn, màng chắn sẽ tự động đóng/mở; máy tưới phun sương tự nhận biết độ ẩm để tưới tự động... Ông Hoàng Văn Toàn, Giám đốc HTX, cho biết: “Những quy trình, công nghệ và kỹ thuật sản xuất thủy canh đã được HTX học tập, áp dụng tại khu sản xuất. Nhờ áp dụng số hóa từ khâu tạo giá thể đến chăm sóc, HTX đã hạn chế được chi phí thuê nhân công, bảo đảm được chất lượng nông sản, khẳng định được uy tín rau, củ, quả an toàn trên thị trường”. Được biết, để thực hiện được số hóa trong quá trình sản xuất, HTX đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng khu nhà màng rộng hơn 1.500 m2 để sản xuất nông sản an toàn. Đồng thời, lắp đặt camera giám sát tại khu nhà lưới để ghi lại thông tin về ngày xuống giống, bón phân, chăm sóc và lưu thông tin qua nhật ký điện tử EGAP... Theo đó, người tiêu dùng và các kênh tiêu thụ có thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thông qua hệ thống quét mà QR Code hoặc kiểm chứng qua trích xuất hình ảnh.

Không chỉ số hóa trong quá trình sản xuất, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng số, như: sàn thương mại điện tử, mạng xã hội... đã mang lại bước nhảy vọt đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thọ Thanh (Thường Xuân). Ông Lê Văn Thượng, Giám đốc HTX, cho biết: Những năm gần đây, việc tiêu thụ nông sản của HTX thuận lợi hơn, mỗi năm đạt từ 150-200 tấn rau, củ, quả an toàn. Cùng với đó, HTX đã chủ động số hóa trong quy trình quản trị, điều hành như chuyển đổi sử dụng phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử...

Hiện nay, việc số hóa trong sản xuất nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh cụ thể hóa bằng việc xây dựng và hoàn thành cơ sở dữ liệu quản lý thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi; cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng và chuẩn bị triển khai nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản. Trong thủy sản là việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình phương tiện khai thác, đánh bắt, cung cấp thông tin, nguồn gốc của các sản phẩm thủy sản. Thông qua việc chuyển đổi số, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giảm thiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; người nông dân có thể kết nối trực tiếp với người tiêu dùng... Nhiều doanh nghiệp, HTX, người sản xuất có thể tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nhiều thị trường không hạn chế về khoảng cách. Thậm chí, thực hiện xuất khẩu nông sản sang thị trường quốc tế, mang lại giá trị kinh tế cao.

Để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành cần tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn và cơ sở tri thức của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Cùng với đó, cần chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp được cơ giới hóa đồng bộ. Đồng thời, nâng cao trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và đào tạo kỹ năng số cho nông dân áp dụng trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo, đẩy mạnh triển khai thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]