(Baothanhhoa.vn) - Tòa án hai cấp tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực chuyển đổi số trong cả hoạt động quản lý, điều hành và thụ lý, giải quyết án. Qua đó góp phần tạo chuyển biến tích cực, rõ nét, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động và uy tín của tòa án.

Chuyển đổi số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tòa án

Tòa án hai cấp tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực chuyển đổi số trong cả hoạt động quản lý, điều hành và thụ lý, giải quyết án. Qua đó góp phần tạo chuyển biến tích cực, rõ nét, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động và uy tín của tòa án.

Chuyển đổi số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tòa ánMột phiên tòa trực tuyến được Tòa án Nhân dân TP Thanh Hóa tổ chức. Ảnh: Tài Đức

Theo Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Huy Hùng, trong quá trình nỗ lực hoàn thành được mục tiêu xây dựng tòa án điện tử, được sự hỗ trợ, đầu tư trực tiếp của Tòa án Nhân dân Tối cao và sự quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh đã không ngừng cải tiến, nâng cao các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, áp dụng nhiều phần mềm ứng dụng, giúp cho các hoạt động của tòa án được thực hiện một cách chuyên nghiệp, công khai, minh bạch hơn, giúp người dân dễ dàng tiếp cận công lý.

Theo đó, ngoài hoàn thiện hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tạo môi trường làm việc, tương tác giữa các tòa án mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý, Tòa án hai cấp trong tỉnh đã áp dụng đồng bộ nhiều phần mềm ứng dụng phục vụ nhiệm vụ được giao, cả trong quản lý, điều hành và thụ lý, giải quyết án. Trong đó phải kể đến phần mềm hoạt động tố tụng được kết nối dữ liệu với Cổng thông tin điện tử Tòa án Nhân dân Tối cao, ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán và phiên tòa trực tuyến...

Khi sử dụng, ứng dụng hoạt động tố tụng trên môi trường mạng yêu cầu cơ quan tòa án cung cấp thông tin của quá trình thụ lý, giải quyết từng vụ án, vụ việc cụ thể, từ khâu tiếp nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ,... đến quá trình giải quyết, kết quả xét xử. Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép cơ quan tòa án khai thác, đối chiếu thông tin của các bị cáo, đương sự và những người có liên quan từ dữ liệu quốc gia với thông tin được bị cáo, đương sự, hoặc các cơ quan tố tụng cung cấp, để tránh nhầm lẫn, sai sót.

Thông qua thực hiện ứng dụng phần mềm hoạt động tố tụng đã góp phần đảm bảo công khai, minh bạch quá trình thụ lý, giải quyết án. Đảm bảo thời gian giải quyết án theo luật định, khắc phục tình trạng để án quá hạn. Việc công khai các bản án còn giúp các đương sự và những người liên quan vắng mặt có lý do trong phiên tòa biết được thông tin bản án. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn giúp tòa án cấp trên theo dõi, quản lý quá trình thụ lý, giải quyết các loại án của tòa án cấp dưới, làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Và lãnh đạo tòa án cũng có căn cứ để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành của cán bộ, công chức trong đơn vị.

Cùng với việc áp dụng phần mềm trong quản lý văn bản, điều hành, Tòa án hai cấp đã triển khai ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán trong công tác xét xử. Theo đó, sau khi nhập thông tin về tình huống vụ việc, vụ án, ứng dụng sẽ đưa ra phân tích, kết quả tham chiếu được căn cứ trên các quy định của pháp luật. Do vậy, việc sử dụng phần mềm đã giúp cho thẩm phán có thêm căn cứ khoa học để tham khảo, nghiên cứu, kết án đúng người, đúng tội, không kết án oan và không bỏ lọt tội phạm.

Đáng chú ý, thực hiện Nghị quyết số 33/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến, trong 10 tháng năm 2023, Tòa án hai cấp trong tỉnh đã tổ chức thành công 113 phiên tòa trực tuyến. Việc tổ chức những phiên tòa này đã giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho các đương sự, người có liên quan, các cơ quan tham gia tố tụng và công tác tổ chức. Đặc biệt, đã hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn trong công tác dẫn giải bị cáo trong các vụ án hình sự đến tòa án, do có điểm cầu thành phần đặt tại trại tạm giam, đồng thời hạn chế rủi ro trong công tác bảo vệ phiên tòa cho các lực lượng chức năng.

Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, do phải thuê đường truyền internet tốc độ cao và các thiết bị kỹ thuật, song từ đầu năm đến nay, Tòa án Nhân dân TP Thanh Hóa đã tổ chức thành công 10 phiên tòa trực tuyến, vượt 7 phiên so với chỉ tiêu được giao. Chất lượng các phiên tòa ngày càng được nâng cao, công tác tranh tụng tại tòa ngày càng được tăng cường và thực chất. Chánh án Tòa án Nhân dân TP Thanh Hóa Nguyễn Xuân Huy cho biết, ngoài tổ chức thành công các phiên tòa trực tuyến, thời gian qua tòa đã chú trọng áp dụng nhiều phần mềm trong quản lý và hoạt động. Qua đó đã góp phần xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh về mọi mặt, là đơn vị kiểu mẫu đầu tiên trong Tòa án hai cấp của tỉnh.

Được biết, trong 10 tháng năm 2023, Tòa án hai cấp tỉnh đã số hóa công khai 7.223 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Tòa án Nhân dân tối cao, thực hiện 170 phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến. Thông qua việc chú trọng thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động đã cho hiệu quả rõ rệt, tiến bộ, góp phần quan trọng thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đỗ Đức



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]