Chúng ta biết được gì về Omar Berrada, bản hợp đồng “bom tấn” của Man United?
15 năm trước, Manchester City từng thực hiện một “vụ cướp thế kỷ” khi đem Carlos Tevez về sân Etihad. Sau 15 năm, kình địch của họ cũng làm được điều tương tự, nhưng ở lần này, Man United không đem về một cầu thủ, mà là giám đốc điều hành Omar Berrada. Vậy, vị giám đốc này có gì đặc biệt? Anh sẽ đem lại gì cho Man United sau khi chuyển đến sân Old Trafford?
Chúng ta biết gì về bản hợp đồng "bom tấn" này?
Khi còn là một sinh viên, Omar Berrada đã quyết định lựa chọn Học viện Kỹ thuật Massachusetts làm bến đỗ cho mình. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian theo học, anh đã sớm nhận ra đây không phải là môi trường dành cho mình. Vì vậy, anh quyết định thôi học ở học viện này để chuyển đến Trường Kinh tế Liên minh Châu Âu (EU Business School-ND). Mục đích chính của Omar Berrada đó là học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người làm kinh tế Châu Âu. Sau 18 tháng, chàng sinh viên người Pháp gốc Ma-rốc đã quyết định chuyển hẳn đến Barcelona, “đại bản doanh” của đội bóng anh yêu mến.
Cũng trong khoảng thời gian này, Omar gặp vợ của mình, sau đó vài năm, anh bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình ở chi nhánh Barcelona của hãng sản xuất xe Honda. Tiếp theo, anh chuyển sang làm việc cho nhà cung cấp mạng internet Tiscali trong giai đoạn bình minh của “cuộc cách mạng internet”. Sau khi giúp Tiscali vượt qua giông bão của thời kỳ đổ bể bong bóng Dotcom (Dotcom Crash-ND), Omar Berrada quyết định chuyển đến CLB Barcelona theo tiếng gọi của ông thầy kiêm sếp cũ của mình.
Omar Berrada trong một buổi thuyết trình ở Trường Thương mại EU. Nguồn: Kompas Bola.
Ở Barcelona, Berrada bắt đầu xây dựng thành công cho mình ở các bộ phận như thương mại và marketing, nhờ đó mà Barcelona đã phát triển thành một thương hiệu toàn cầu. Vậy, tại sao anh lại rời khỏi Barcelona? Theo Peter Vanham, người đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với Berranda cho trang tin Fortune, khi bộ phận tuyển dụng của Manchester City đến đàm phán với anh, Omar Berrada đã bị thuyết phục bởi những dự án mà đội chủ sân Etihad đang đề ra, nhưng trên hết, đó là cam kết sẽ để Omar Berrada có toàn quyền quyết định trong dự án mà BLĐ Manchester City đang đề ra cho tương lai. Vì vậy, anh quyết định tạm biệt vùng đất nắng ấm Barcelona để chuyển đến Manchester.
Sau khi chuyển đến Man City, Berrada trở thành trưởng bộ phận phát triển thương mại toàn cầu của Man City, sau đó anh chuyển sang làm giám đốc phòng thương mại và phó chủ tịch bộ phận quảng cáo của Man City. Cuối cùng, anh được BLĐ Man City bổ nhiệm vào vị trí trưởng bộ phận hoạch định chính sách của đội chủ sân Etihad vào năm 2016.
Đến năm 2020, Omar Berrada chính thức trở thành một phần của ban lãnh đạo Manchester City. Kể từ đó, anh bắt đầu tạo ra vô số thay đổi ở đội chủ sân Etihad, từ việc mở rộng thị trường cho Man City đến việc xây dựng một đội hình nữ mạnh ngang ngửa với đội hình bóng đá nam của Manchester City. Cũng chính ở thời điểm này, các ông chủ của INEOS đã bắt đầu để mắt đến anh. Sau rất nhiều cuộc thương thảo giữa Berrada và INEOS, cuối cùng, vị giám đốc này đã chính thức trở thành một phần của “đại gia đình” Man United.
Omar Berrada dự khán một trận đấu của Man City. Nguồn: Yahoo.
Theo các nguồn tin, một trong những nhân tố đóng góp cho thành công của thương vụ này đó chính là gia đình Glazer, những người đã ủng hộ việc đem Omar Berrada ngay sau khi kế hoạch này được đề ra. Cũng theo trang tin này, sau khi chuyển đến Man United, Berrada sẽ được toàn quyền quyết định các vấn đề thương mại cũng như thể thao của Man United, đồng thời, có một chân trong ban lãnh đạo tương lai của đội chủ sân Old Trafford.
Thương vụ này có ảnh hưởng thế nào đến hai đội bóng?
Với nửa đỏ thành Manchester, đây thực sự là một “vụ cướp thế kỷ”, bởi lẽ, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Manchester United có được một bản hợp đồng chất lượng đến thế ở vị trí ban lãnh đạo. Ngoài ra, anh cũng là CEO đầu tiên của Man United dưới triều đại Glazer được đem về từ một CLB khác chứ không phải được tuyển từ một chức vụ đã có sẵn như trường hợp của Martin Edwards, Peter Kenyon, David Gill, Ed Woodward, Arnold hay Patrick Stewart.
Với Man City, đây có thể được xem là một mất mát rất lớn, bởi lẽ, Berranda là một giám đốc cực kỳ tài năng, thậm chí, ban lãnh đạo Man City đã cân nhắc đến chuyện để anh thay thế Txiki Begiristain sau khi vị CEO này nghỉ hưu. Vì vậy, việc Omar Berrada rời khỏi sân Etihad có thể được xem là một “cú sốc” với nửa xanh thành Manchester.
Omar Berrada bên cạnh CEO của Man City, Txiki Begiristain. Nguồn: Yahoo.
Manchester City có được thành công ở thời điểm chính là nhờ khối tài sản “kếch xù” của các ông chủ Ả Rập. Tuy nhiên, nếu không có sự “mát tay” của Omar Berrada khi còn làm giám đốc của nửa xanh thành Manchester, có lẽ, Manchester City sẽ không thể hoàn thành được giấc mơ “ăn 3” của mình ở mùa giải trước, cùng với đó là một “đế chế” mang tên City Football Group với 12 CLB trải dài từ Á sang Âu, thậm chí là cả Nam Mỹ.
Những tiền lệ trong quá khứ
Trong quá khứ, Manchester United đã từng bị Chelsea, một trong số những kình địch của họ ở thời điểm đó, cướp mất người. Cụ thể, đó là Peter Kenyon, giám đốc của họ ở giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003. Sau khi chuyển đến sân Stamford Bridge, vị giám đốc tài năng này đã xây dựng lên một đế chế nhờ vào tài hoạch định của mình, cùng với đó là túi tiền không đáy của ông chủ người Nga của Chelsea thời điểm đó, chủ tịch Roman Abramovich.
Peter Kenyon, cựu giám đốc của Man United và Chelsea.Nguồn: Daily Mail.
Trong quá khứ, Man United cũng nhiều lần để các cầu thủ của mình chuyển đến Manchester City ở giai đoạn cuối sự nghiệp. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, Man City vẫn chỉ được xem là đội bóng tầm trung ở thành Manchester. Đến khi nửa xanh thành Manchester trở thành một thế lực đe dọa ảnh hưởng của Man United, thậm chí vượt qua nửa đỏ thành Manchester trong vòng 10 năm trở lại đây, giữa hai đội bóng này đã không còn bất cứ giao dịch nào đáng kể nữa.
Chưa biết thương vụ này sẽ đi đến kết cục tốt hay xấu, nhưng với những gì Omar Berrada đã làm được khi còn ở Barcelona, cùng với đó là những thành công mà Manchester City có được, NHM Man United có thể tin chắc rằng dưới sự dẫn dắt của anh, cùng với đó là một đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ Berrada cho tới ngày cuối cùng, sẽ giúp Man United khôi phục thời hoàng kim trong tương lai, đồng thời, tạo nên một nền móng vững chắc và lâu dài.
KDNX
Nguồn hình ảnh, tư liệu: Internet...
{name} - {time}
-
2024-12-08 15:35:00
Ứng xử với điều đơn giản
-
2024-11-25 08:16:00
Sôi động Đại hội bóng đá tranh Cup vô địch toàn quốc người Việt tại Nhật Bản
-
2024-01-20 11:20:00
Câu chuyện về mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” của giới chủ Man United với người hâm mộ
“Thế hệ Vàng” tuyển Anh và câu chuyện: Học giỏi chưa chắc đã dạy giỏi
Bayern dự định tổ chức Lễ tưởng niệm huyền thoại Beckenbauer tại Allianz
Jessica nói rằng: Matteo vẫn là người tôi yêu!
Chúng ta biết gì về những đôi giày “thiêng” của thập niên 90?
Vị trí nào cho các huyền thoại ở thời kỳ bóng đá hiện đại?
Mùa giáng sinh đến, người hâm mộ “Big six” cầu mong điều gì?
Những đóng góp quan trọng của bóng đá Mỹ cho làng bóng đá thế giới
FIFA Club World Cup 2025: Thách thức và cơ hội của một thể thức mới
Đội tuyển Brazil thật giống chàng trai tuổi 25