(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế và UBND tỉnh để triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, điều chỉnh giảm kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (NNT); đồng thời, dịch chuyển việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế (CQT) theo cơ chế quản lý rủi ro trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT tập trung phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế và UBND tỉnh để triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, điều chỉnh giảm kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (NNT); đồng thời, dịch chuyển việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế (CQT) theo cơ chế quản lý rủi ro trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT tập trung phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Một góc Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa).

Căn cứ tình hình thực tế công tác quản lý thuế trên địa bàn, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã khai thác, kết nối có hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành thuế và các thông tin thu thập được thông qua trao đổi thông tin và thực tiễn quản lý để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro của NNT. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, xây dựng, các phần mềm, ứng dụng CNTT có tính liên kết, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro và kiểm tra thuế theo hình thức điện tử, như: phần mềm hỗ trợ thanh tra, kiểm tra với việc hỗ trợ phân tích rủi ro; tra cứu và cập nhật thông tin các trường hợp cá nhân có nhiều nguồn thu nhập, trùng người phụ thuộc; tra cứu thông tin giám sát mỏ, phần mềm rà soát rủi ro hóa đơn mua vào... Qua đó, giúp cán bộ kiểm tra tiết kiệm được thời gian, công sức và tập trung kiểm tra những vấn đề rủi ro, sớm phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về thuế, hóa đơn để kịp thời rà soát, đối chiếu và xử lý các sai phạm, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế cho thấy, khi các thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của NNT không được kết nối, mà ở dạng rời rạc thì sẽ rất khó đánh giá mức độ rủi ro và phát hiện dấu hiệu sai phạm. Vì vậy, để thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo công tác kiểm tra hoàn thuế - Tổng cục Thuế về tăng cường công tác kiểm tra hoàn thuế, Cục Thuế đã thu thập, khai thác tại cơ sở dữ liệu ngành thuế về thông tin và số liệu kê khai của nhóm các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, như: nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng để rà soát, phân tích, kiểm tra, đối chiếu. Qua đó, phát hiện nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán khống hóa đơn để trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Kết quả, trong năm qua, một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dăm gỗ đã tự kê khai bổ sung, điều chỉnh đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm, dẫn đến phát sinh số tiền thuế phải nộp 35,5 tỷ đồng, giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ cuối kỳ 29,5 tỷ đồng; chuyển thông tin tài liệu 3 trường hợp doanh nghiệp sang cơ quan công an để phối hợp, xác minh, điều tra. Bên cạnh đó, Cục Thuế còn chủ động thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế thông qua việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ thuế tại CQT.

Đồng chí Mai Đình Tú, Phó Cục trưởng Cục Thuế, cho biết: Thời gian tới, Cục Thuế tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nhất là việc phân tích, đánh giá rủi ro, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT để thích ứng và phù hợp với việc phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thuế; các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; đồng thời, áp dụng linh hoạt các quy trình nghiệp vụ theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra. Cập nhật và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu của NNT tại các ứng dụng CNTT của ngành thuế. Thực hiện hiệu quả việc trao đổi thông tin giữa CQT và NNT bằng phương thức điện tử trong công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Tiếp tục kết hợp công tác thanh tra, kiểm tra với việc tuyên truyền, hướng dẫn NNT nhằm kịp thời giải đáp vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, nâng cao sự hiểu biết, tuân thủ, chấp hành pháp luật của NNT. Thường xuyên cập nhật kiến thức, đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra, kiểm tra góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]