Cảnh giác “Cách mạng màu” ẩn mình trong giới trẻ
“Cách mạng màu” là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo loạn phi vũ trang, bạo lực chính trị với những thủ đoạn vô cùng nguy hiểm nhằm thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền Nhà nước đương nhiệm, đồng thời lập ra bộ máy cầm quyền mới của lực lượng đối lập được các thế lực thù địch, phản động hậu thuẫn. Do đặc điểm về nhận thức và tâm lý lứa tuổi nên thanh niên, học sinh, sinh viên là đối tượng để các thế lực thù địch, phản động nhắm tới mua chuộc, lôi kéo, kích động nhằm thực hiện mưu đồ chống phá. Bởi vậy, thanh niên cần phải kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, nêu cao tinh thần cảnh giác, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, lôi kéo của các thế lực thù địch, phản động.
Học sinh được giáo dục truyền thống cách mạng thông qua sinh hoạt chính trị về nguồn tại “địa chỉ đỏ” - Khu Di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập (Thọ Xuân).
“Cách mạng màu” hay còn gọi là cách mạng nhung, cách mạng đường phố, cách mạng cam, hoa hồng, hoa tulip... Bản chất của “cách mạng màu” là phản cách mạng, một bộ phận hợp thành của chiến lược “diễn biến hòa bình” với mục tiêu phá hoại nền độc lập của các quốc gia, dân tộc. Khống chế hoặc tạo ảnh hưởng mạnh mẽ để thiết lập chính quyền chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của các nước khác. Đối với các nước XHCN, mục tiêu là nhằm lật đổ vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN chính trị đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa do Mỹ và phương Tây định đoạt.
Ở nước ta, các thế lực thù địch cũng đã manh nha sử dụng kịch bản này để gây ra một số vụ việc tạo điểm nóng và kích động, xúi giục gây mất trật tự, an toàn xã hội. Với các âm mưu, thủ đoạn chống phá trên các bình diện tư tưởng, văn hóa - xã hội của các thế lực thù địch đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của một bộ phận thanh niên. Đáng buồn, thực tế đã xuất hiện một số thanh niên, học sinh, sinh viên “sập bẫy” bởi những chiêu trò của các thế lực phản động.
Trở lại thời điểm cuối năm 2023, một số người dân xã Hải Hà (thị xã Nghi Sơn) thường xuyên tập trung tại khu vực xây dựng bến số 3, Cảng Container Long Sơn và trụ sở UBND xã Hải Hà để thể hiện quan điểm không đồng thuận với chủ đầu tư triển khai dự án. Đoàn người đã mang theo băng rôn, khẩu hiệu kéo ra đường tỉnh 513 từ xã Hải Hà qua xã Hải Thượng, Hải Yến, gây cản trở giao thông trong nhiều giờ, mặc dù các cấp ủy, chính quyền đã liên tục tuyên truyền, vận động.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và ngoan cố của một số người dân, trên một số tài khoản mạng xã hội facebook, tiktok của tổ chức phản động “Việt Tân” đã đăng tải, phát đi nhiều thông tin sai sự thật về ý nghĩa của dự án. Đồng thời, xuyên tạc về việc lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cưỡng chế và đàn áp người dân phản đối xây dựng bến số 3, Cảng container Long Sơn với các nội dung sai sự thật, giật gân.
Âm mưu của các thế lực thù địch nhằm hướng tới chính là tạo khủng hoảng về niềm tin, ý thức hệ và chuẩn mực giá trị trong các tầng lớp xã hội, đặc biệt là một bộ phận thế hệ trẻ. Thủ đoạn của chúng rất đa dạng như: Lập các trang web, mở các diễn đàn, hội nhóm trên mạng nhằm phát tán tài liệu phản động và tuyên truyền phá hoại tư tưởng; sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động, kêu gọi khủng bố gây hoang mang trong dư luận xã hội... và đối tượng mà chúng hướng tới là các nhóm xã hội như một bộ phận trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên...
Lịch sử thế giới đã chứng minh, bất kỳ một hành động can thiệp từ bên ngoài với chiêu bài “đem lại tự do, dân chủ”, “bảo vệ một sắc tộc khỏi sự áp bức”... cũng chỉ là cái “bánh vẽ”, “lời hứa hão huyền”. Sự bất ổn chính trị xảy ra tại nhiều đất nước, điển hình là Thái Lan, Myanmar hay khu vực Trung Đông - Bắc Phi với “Mùa xuân Arab” chính là những bài học đắt giá. Việt Nam là đất nước hòa bình, ổn định, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Đây là niềm mơ ước của hầu hết người dân nhiều quốc gia trên thế giới. Để có được hòa bình, độc lập, dân chủ như hiện nay, hàng triệu người con của dân tộc ta đã anh dũng hy sinh. Đó là cái giá mà dân tộc Việt Nam đã trả mà ít quốc gia nào làm được. Và do đó, không có lý do gì để người trẻ Việt Nam phải bị tác động bởi sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch.
Trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp lý nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ “Cách mạng màu” ở nước ta. Trong đó, trọng tâm là các chủ trương, chính sách về công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, phòng và chống “diễn biến hòa bình”; hoàn thiện hệ thống pháp lý trong đấu tranh với hoạt động thù địch. Các chính sách đối với thanh niên nhằm nâng cao công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng vững vàng, giáo dục truyền thống, lối sống cho thế hệ trẻ. Qua đó, nhằm giúp mỗi người trẻ nâng cao kiến thức, nhận thức đúng - sai và có thể “tự miễn dịch” trước các thông tin xấu độc và tự giác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bài và ảnh: Lê Phượng
{name} - {time}
-
2024-11-23 09:27:00
Quan Sơn chú trọng công tác luân chuyển, điều động cán bộ
-
2024-11-22 17:06:00
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ thôn, tổ dân phố
-
2024-09-11 15:10:00
Tăng cường công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
Nâng cao chất lượng công tác giải quyết án tham nhũng
Khẳng định vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương
Trách nhiệm người đứng đầu - “chìa khóa” thành công
Bước chuyển tích cực
Như Thanh: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên
Đẩy mạnh thực hiện 2 nhóm dịch vụ công liên thông khai sinh và khai tử
“Đúng vai, thuộc bài” - “kim chỉ nam” cho công việc của cán bộ
Nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở ở Đông Sơn
Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự