Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Số lãnh đạo xã sau sáp nhập có thể sẽ quá nhiều, phải làm kiêm nhiệm
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau khi sáp nhập xã, nếu thiết kế tổ chức bộ máy cấp xã thành các phòng chuyên môn thì lãnh đạo quá nhiều, do đó lãnh đạo phải kiêm nhiệm...
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo tại phiên họp.
Sáng nay, 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo phân định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp.
Về tổ chức chính quyền địa phương, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh: Cơ bản giữ như quy định hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập các ĐVHC cấp tỉnh.
Đối với chính quyền địa phương cấp xã: Quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND cấp xã (xã, phường, đặc khu): HĐND cấp xã có 2 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội; UBND cấp xã được tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác hoặc bố trí các chức danh công chức chuyên môn để tham mưu, giúp UBND cấp xã quản lý ngành, lĩnh vực trên địa bàn phù hợp với quy mô của ĐVHC cấp xã (mới) theo quy định của Chính phủ.
Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, cấp xã sắp tới sau sắp xếp có nhiều loại, như TP Phú Quốc cũng thành đặc khu, có xã lớn hơn cả huyện. Vì thế, nếu không phân cấp cho phòng trực thuộc và trung tâm hành chính công làm việc cụ thể thì có thể dẫn đến khó khăn.
Do đó, ông Định gợi ý, dự thảo nên nghiên cứu quy định “có thể” trong phân cấp để đảm bảo linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên thảo luận.
Với quy định về tổ chức bộ máy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, nếu ở các xã tổ chức thành các phòng chuyên môn, rồi có trưởng, phó phòng trong khi biên chế của xã dự kiến chỉ khoảng 32 người thì có hợp lý hay không?
Báo cáo giải trình thêm tại phiên họp về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nếu theo dự kiến thì số lãnh đạo cấp xã chiếm tỷ lệ trên 1/3. Chẳng hạn xã tổ chức thành 7 phòng thì thuần túy có 14 lãnh đạo phòng, chưa kể lãnh đạo bên đảng, chính quyền, cộng lại sẽ rất nhiều.
“Đây là cấp chính quyền hoàn chỉnh nên phải có bộ máy. Do đó, nên vận dụng theo hướng linh hoạt, tức địa phương căn cứ quy mô phát triển, dân số... để có thể bố trí cơ quan chuyên môn và tương đương, hoặc theo vị trí việc làm. Chính phủ sẽ phải hướng dẫn chi tiết”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đồng thời nhấn mạnh, nếu thiết kế tổ chức bộ máy thì lãnh đạo phải kiêm nhiệm, mục tiêu là phục vụ, chứ nhiều lãnh đạo quá khó đáp ứng mục tiêu khẩn trương, cấp bách, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp.
Theo An ninh Thủ đô
{name} - {time}
-
2025-04-28 16:57:00
Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh hiệu quả, đáp ứng tốt an ninh năng lượng quốc gia
-
2025-04-28 16:06:00
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam
-
2025-04-28 15:12:00
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
Thông cáo báo chí chung nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
[Infographics] - Dự kiến sắp xếp, đặt tên xã tại huyện Hoằng Hoá
Địa phương toàn quyền quyết định việc đặt tên, nhân sự sau sắp xếp xã, phường
Hai chính sách lớn tại dự án Luật Quốc tịch Việt Nam
Dấu ấn Công an Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xây dựng nền hành chính công hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả: Kinh nghiệm của Việt Nam, Lào, Australia
Biểu dương Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025
TP Sầm Sơn thành lập 2 phường mới là Sầm Sơn và Nam Sầm Sơn
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản và Phu nhân