(Baothanhhoa.vn) - Trước tình trạng người nước ngoài (NNN), lợi dụng các mối quan hệ với người Việt Nam để “núp bóng” đầu tư “chui”. Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của NNN về cư trú, hoạt động; đồng thời làm tốt công tác quản lý NNN trong tình hình mới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần hơn nữa sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh.

Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài cuối): “Gỡ khó” trong công tác quản lý

Trước tình trạng người nước ngoài (NNN), lợi dụng các mối quan hệ với người Việt Nam để “núp bóng” đầu tư “chui”. Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của NNN về cư trú, hoạt động; đồng thời làm tốt công tác quản lý NNN trong tình hình mới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần hơn nữa sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh.

Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài cuối): “Gỡ khó” trong công tác quản lýCán bộ, chiến sĩ Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh giao ban bàn giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Quốc Hương

Những khó khăn, vướng mắc

Trên thực tế, công tác quản lý NNN ở Thanh Hóa nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung còn nhiều cái khó, một phần là do một số luật như: Luật Lao động, Luật Đầu tư có một số nội dung chưa thống nhất và phù hợp với Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, trên lĩnh vực quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh của NNN, trong đó chính sách về thị thực điện tử, miễn thị thực theo quy định tại Luật số 23/2023/QH15 về “Sửa đổi bổ sung mốt số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam” cho phép NNN đề nghị cấp thị thực mà không cần cơ quan mời, bảo lãnh, nâng thời hạn của thị thực điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày, nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực trực tuyến... Điều này gây khó khăn rất lớn cho cơ quan chức năng trong công tác quản lý, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý các đối tượng lợi dụng chính sách này để nhập cảnh, cư trú và hoạt động vi phạm pháp luật.

Đầu tháng 7 năm 2024, Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra đột xuất phát hiện 37 NNN vi phạm sử dụng thị thực điện tử, khai mục đích du lịch nhưng vào lao động, làm việc tại Công ty TNHH Lốp Cofo Việt Nam, địa chỉ tại lô CN13, CN14, Khu B, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, phường Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) mà không làm thủ tục mời, bảo lãnh theo quy định; công ty không khai báo tạm trú cho NNN. Ngay sau đó Công an tỉnh đã xử lý vi phạm hành chính đối với 37 NNN và Công ty TNHH Lốp Cofo Việt Nam tổng số tiền phạt 675 triệu đồng. Đây là vụ việc có số lượng NNN vi phạm lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

TP Thanh Hóa là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, nơi thu hút được khá nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài và có số lao động nước ngoài vào làm việc khá đông. Theo thống kê, từ năm 2020 đến ngày 1/10/2024 thành phố đã thu hút hơn 70 nghìn NNN đến từ 96 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 19 ngày 23/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, nòng cốt là lực lượng công an tăng cường công tác quản lý NNN, như: tăng cường hướng dẫn quy định về khai báo tạm trú cho NNN tại các khách sạn, nhà nghỉ, chung cư...; yêu cầu đại diện các cơ sở lưu trú ký cam kết chấp hành nghiêm quy định pháp luật về khai báo tạm trú cho NNN; thành lập các đoàn kiểm tra hoạt động của NNN tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học...

Tuy nhiên, do số lượng NNN ra vào trên địa bàn thành phố khá đông đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Kèm theo đó, số lượng thông tin, tài liệu về NNN rất lớn, gây khó khăn cho công tác lưu trữ thông tin, tài liệu. Một số NNN trên địa bàn không đủ điều kiện năng lực để làm thủ tục đầu tư, xin dự án, đăng ký thành lập doanh nghiệp nên lợi dụng các mối quan hệ với người Việt Nam để xin “núp bóng” đầu tư “chui” nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước...

Ngoài ra, trên lĩnh vực quản lý lao động NNN, theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023), không quy định sau khi nhận được báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của doanh nghiệp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thẩm định trước khi có văn bản chấp thuận về việc sử dụng lao động NNN. Điều này, cũng gây ra không ít khó khăn, vướng mắc cho nhiều đơn vị, địa phương. Bởi, lợi dụng sự thông thoáng, thuận lợi của quy định, một số cá nhân, tổ chức đã báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động NNN nhiều hơn nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị mình. Mặt khác, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, ngày 17/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội cũng chưa có quy định xử phạt đối với hành vi báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động NNN vượt nhu cầu thực tế...

Siết chặt công tác quản lý

Dự báo trong thời gian tới, số lượng NNN nhập cảnh đến địa bàn tỉnh cư trú, hoạt động sẽ ngày càng tăng, đa dạng về quốc tịch, mục đích nhập cảnh. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các đoàn nước ngoài thường trú,... sẽ tăng cường triển khai các chương trình hoạt động. Điều này, đặt ra thách thức trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của cá nhân, tổ chức nước ngoài ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Trong bối cảnh đó, bên cạnh tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, tranh thu thời cơ, vận hội cho phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động NNN, cũng như quy chế phối hợp quản lý cư trú, hoạt động NNN trên địa bàn. Đồng thời, rà soát, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch kiểm tra NNN cư trú, hoạt động tại địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại địa bàn tỉnh.

Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài cuối): “Gỡ khó” trong công tác quản lýLực lượng công an kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài tại các doanh nghiệp.

Thị xã Nghi Sơn với đặc thù là địa bàn khu kinh tế trọng điểm của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, tập trung nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Hiện nay, trên địa bàn có 23 chương trình, dự án FDI đang được triển khai thực hiện, đã đi vào hoạt động, nổi bật có dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhà máy giày Annora Việt Nam... Do đó, số lượng NNN nhập cảnh đến địa bàn thị xã làm việc, thăm thân, du lịch, khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư... qua các năm tương đối nhiều. Để quản lý tốt người lao động nước ngoài trên địa bàn, thị xã Nghi Sơn xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN đến các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở lưu trú,... Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị, với nòng cốt là Công an thị xã làm tốt công tác quản lý cư trú, hoạt động của NNN trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước đối với NNN của UBND phường, xã quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN.

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với NNN nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đề nghị các ngành, các địa phương trong tỉnh tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử phạt đối với các đối tượng NNN nhập cảnh trái phép, cư trú không khai báo và những hành vi vi phạm pháp luật về cư trú; đồng thời kiểm tra, xử phạt đối với các chủ cơ sở có NNN cư trú, cá nhân, tổ chức bảo lãnh hoặc làm các thủ tục cho NNN không thực hiện đúng các quy định pháp luật. Mặt khác, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới; thực hiện hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong đấu tranh, xử lý nghiêm những đối tượng, đường dây tổ chức đưa người qua biên giới trái phép; phối hợp với chính quyền các địa phương ở khu vực biên giới quản lý tốt dân cư, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho Nhân dân về lĩnh vực xuất, nhập cảnh. Ngoài ra, tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép lao động cho NNN làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp, trung tâm làm công tác tuyển dụng, môi giới, xuất khẩu lao động, tư vấn du học, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý xuất, nhập cảnh góp phần thay đổi cách tiếp cận của người dân, khách quốc tế, đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển đổi số...

Quốc Hương

Tin liên quan:
  • Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài cuối): “Gỡ khó” trong công tác quản lý
    Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài 2): Núp bóng đầu tư ...

    Bên cạnh mặt tích cực khi người nước ngoài (NNN) vào cư trú, làm việc trên địa bàn tỉnh mang lại như thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội... thì vẫn còn tình trạng NNN lợi dụng “kẽ hở” để “núp bóng” đầu tư “chui”... Điều này, không chỉ gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, môi trường đầu tư, kinh doanh, mà còn gây ra nhiều “hệ lụy” cho chính bản thân người lao động.

  • Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài cuối): “Gỡ khó” trong công tác quản lý
    Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài 1): Siết chặt công tác ...

    Những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn tỉnh Thanh Hóa làm “bến đỗ” cho các dự án sản xuất, kinh doanh, trong đó có nhiều doanh nghiệp nước ngoài, thu hút nguồn lao động ngày một lớn, đặc biệt là các lao động và chuyên gia người nước ngoài (NNN). Do vậy, công tác quản lý cư trú, hoạt động của NNN luôn được các cấp, ngành chức năng quan tâm, góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]