(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là ở khu vực miền núi cao vẫn luôn phải oằn mình gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Hàng chục trận lũ quét, sạt lở đất đã tàn phá nhiều huyện miền núi với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cũng như môi trường sinh thái.

Huy động tối đa các nguồn lực, thực hiện hiệu quả việc sắp xếp dân cư vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là ở khu vực miền núi cao vẫn luôn phải oằn mình gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Hàng chục trận lũ quét, sạt lở đất đã tàn phá nhiều huyện miền núi với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cũng như môi trường sinh thái.

Huy động tối đa các nguồn lực, thực hiện hiệu quả việc sắp xếp dân cư vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lởKhu tái định cư Co Hương (Quan Sơn). Ảnh: Thùy Dương

Theo đó, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn về tính mạng con người, tài sản, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, sớm ổn định cuộc sống cho Nhân dân, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, bố trí nguồn lực xây dựng các khu tái định cư để sắp xếp, ổn định dân cư vùng có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Việc sắp xếp, ổn định dân cư vùng có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất phải hướng tới hình thành các điểm dân cư theo tiêu chí nông thôn mới, phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trên cơ sở tôn trọng phong tục, tập quán của từng dân tộc, trên nguyên tắc tự nguyện, có sự tham gia của các hộ gia đình; bố trí xen ghép vào các điểm dân cư cũ đảm bảo tính cộng đồng và không gây ra những thay đổi lớn trong đời sống người dân ở nơi ở mới.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẩn trương phối hợp với các huyện miền núi tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể vùng nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực này và phân theo các cấp độ ảnh hưởng thiên tai để triển khai xây dựng Đề án sắp xếp dân cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi. Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4845/QĐ-UBND ngày 1-12-2021. Trong đó, mục tiêu của Đề án đến năm 2025 là thực hiện sắp xếp, ổn định cho 2.828 hộ dân (gồm có 1.118 hộ tái định cư xen ghép, 832 hộ tái định cư liền kề và 878 hộ tái định cư tập trung) và trọng tâm của đề án là trong thời gian ngắn nhất phải bố trí đủ nguồn lực, quỹ đất để thực hiện tái định cư, hướng đến ổn định, cải thiện đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố quốc phòng - an ninh.

Sau hơn một năm triển khai thực hiện đề án cho thấy các cấp, các ngành, địa phương và người dân đã tập trung “vào cuộc” và đạt được những kết quả bước đầu. Cụ thể như UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai thực hiện theo hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương. Đồng thời, thành lập ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện đề án; có 15 dự án đã được chấp thuận chủ trương để xây dựng các khu tái định cư cho 540 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó, có 11 dự án trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước để sắp xếp ổn định cho 389 hộ dân và 4 dự án thực hiện theo lệnh khẩn cấp trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa để sắp xếp ổn định cho 151 hộ dân. Vận động được 151 hộ dân thực hiện tái định cư xen ghép. UBND tỉnh đang xem xét quyết định chủ trương đầu tư 6 dự án năm 2023 trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thạch Thành nhằm sắp xếp ổn định cho 167 hộ dân. Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện miền núi lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án sắp xếp dân cư giai đoạn 2024-2025 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp, lồng ghép các chương trình để hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn các huyện có các khu tái định cư. Về phía các cấp ủy, chính quyền các địa phương đã và đang tập trung làm tốt công tác tư tưởng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư thôn, bản, các đoàn thể,... để chủ động đóng góp tối đa công sức, tiền của để thực hiện di dời, xây dựng nhà ở của các hộ dân tại nơi ở mới.

Cùng với đầu tư của Nhà nước, nguồn hỗ trợ của MTTQ và các đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các địa phương phải tập trung làm tốt công tác tư tưởng, phát huy tinh thần chủ động, tự lực, tự cường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư thôn, bản, các đoàn thể,... chủ động đóng góp tối đa công sức, tiền của để thực hiện di dời, xây dựng nhà ở vị trí tái định cư mới.

Nét nổi bật trong chương trình bố trí, sắp xếp dân cư là đã gắn việc di dân với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Điều chỉnh, kết cấu lại các điểm dân cư gắn với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi cộng đồng, từ đó đảm bảo việc đầu tư cơ sở hạ tầng được thuận lợi và tiết kiệm, nhiều bản làng mới được hình thành, diện mạo nông thôn mới có nhiều thay đổi. Đặc biệt, việc lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh tại các địa phương. Việc triển khai sắp xếp, ổn định dân cư tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn các huyện miền núi có vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, sản xuất cho người dân khu vực miền núi, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giảm thiểu được những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Khi đời sống của các hộ dân dần được ổn định sẽ góp phần yên tâm phát triển sản xuất, không còn tình trạng di cư tự do và chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, diện tích rừng, nhất là rừng đầu nguồn được khôi phục và phát triển, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa hậu quả thiên tai, hạn chế lũ ống, lũ quét và phát huy được sức mạnh quốc phòng toàn dân trong việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi.

Lê Bá Lương

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]