(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), cấp ủy, chính quyền huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cả hệ thống chính trị “vào cuộc”, huy động mọi nguồn lực, phấn đấu đến cuối năm 2023 đạt huyện chuẩn NTM. Trong đó tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, hiệu quả bền vững được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Xây dựng nông thôn mới tạo tiền đề vững chắc để Hậu Lộc phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững

Bài 1: Hậu Lộc xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất hiệu quả, bền vững

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), cấp ủy, chính quyền huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cả hệ thống chính trị “vào cuộc”, huy động mọi nguồn lực, phấn đấu đến cuối năm 2023 đạt huyện chuẩn NTM. Trong đó tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, hiệu quả bền vững được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Bài 1: Hậu Lộc xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất hiệu quả, bền vữngMô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao của gia đình anh Trịnh Văn Doanh ở xã Hòa Lộc.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM, cấp ủy, chính quyền huyện Hậu Lộc đã tập trung tuyên truyền để cán bộ và Nhân dân trên địa bàn nhận thức rõ cơ chế vận hành của chương trình XDNTM là “dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân”. Các cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo và hỗ trợ triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, động viên các xã chủ động khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực XDNTM. Cùng với cơ chế hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và huyện, tạo điều kiện cho các xã khắc phục khó khăn, thực hiện có hiệu quả chương trình XDNTM gắn với triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Huyện Hậu Lộc đã cơ cấu lại ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và triển khai thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, xác định các lĩnh vực mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực, có lợi thế và tiềm năng phát triển nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân luôn được huyện Hậu Lộc xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong XDNTM, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo. Nổi bật là huyện đã tập trung chỉ đạo áp dụng khoa học - công nghệ và cơ giới hóa trong nông nghiệp. Toàn huyện có 737 máy làm đất các loại, 115 máy gặt đập liên hợp, 34 máy gieo hạt và máy cấy... đang phát huy hiệu quả trong sản xuất. Huyện đã chuyển đổi được hơn 1.500 ha đất kém hiệu quả sang trồng, chăn nuôi các loại cây con có giá trị kinh tế cao. Mở rộng diện tích cây có giá trị kinh tế cao như ớt xuất khẩu, ngô ngọt, dưa các loại, khoai tây, cải bó xôi... với diện tích gần 1.450 ha. Phát triển được các chuỗi liên kết giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ cho 1.430 ha cây trồng hàng hóa cho giá trị kinh tế cao. Liên kết với doanh nghiệp ký hợp đồng theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm. Giá trị các loại cây trồng theo chuỗi liên kết sản xuất đạt bình quân cả năm từ 300 đến 500 triệu đồng/ha. Cá biệt có diện tích đất chuyên màu cơ cấu 4 vụ/năm cho thu nhập từ 800 đến 900 triệu đồng/ha.

Điển hình như Phú Lộc - xã NTM nâng cao tiêu biểu của huyện Hậu Lộc trong thực hiện tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất quy mô lớn. Cùng chúng tôi đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND xã Lê Hải Vân cho biết: Phú Lộc có 430 ha đất sản xuất nông nghiệp, thực hiện mục tiêu XDNTM kiểu mẫu gắn với phát triển sản xuất, nâng cao đời sống Nhân dân, đến nay xã đã dồn điền, đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi đất lúa, màu và một số diện tích đất 2 vụ lúa hiệu quả kinh tế thấp sang sản xuất cây hàng hóa với tổng diện tích hơn 215 ha, trong đó có 14 ha sản xuất theo hướng công nghệ cao. Thực hiện cơ giới hóa đồng bộ theo hướng công nghiệp trong nông nghiệp, giảm lao động trực tiếp sản xuất trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ, tạo ra sự phân công lao động hợp lý ở địa phương. Mỗi năm, xã chuyển được từ 5 - 7% lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ. Những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp đã đưa giá trị 215 ha cây hàng hóa tập trung cho thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm. Trong thời gian tới, xã tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây hàng hóa tập trung theo hướng sản xuất công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của huyện. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng, một số cây trồng, vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả cao như lúa năng suất cao, rau an toàn, gia cầm, lợn thịt, ngao... Hiện nay, Hậu Lộc duy trì và phát triển 292 trang trại chăn nuôi chuyên biệt, trong đó có 111 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có 94 trang trại chăn nuôi gia cầm và lợn chăn nuôi theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm chủ lực đối với trang trại chăn nuôi là lợn thịt, gà thịt, vịt thịt và trứng gia cầm. Nhìn chung, các mô hình trang trại sau khi chuyển đổi đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 10 lần so với trồng lúa.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Hậu Lộc phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông, trường học, các thiết chế văn hóa - thể thao, tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn trên địa bàn huyện. Trên địa bàn không có trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự. Đội ngũ cán bộ, công chức luôn được đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức lý luận, chuyên môn và thực tiễn, hoạt động tích cực, gần dân, sát dân hơn đã làm nòng cốt trong quá trình XDNTM...

Đến tháng 7-2023, toàn huyện có 21/21 xã đạt chuẩn NTM; 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Phú Lộc, Hoa Lộc, Hưng Lộc); 111/132 thôn đạt chuẩn NTM (đạt 84,09%); có 14 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 10,06%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 56,25 triệu đồng. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,34%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 85,86% (trong đó, nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 55,84%). Đến nay, toàn huyện có 12 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 4 sao, 10 sản phẩm 3 sao. Nhờ gắn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân với XDNTM đã góp phần thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét. Qua kết quả rà soát Bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021-2025, đến nay 100% số xã (21 xã) trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM. Trong đó, xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 có 3/21 xã (Đồng Lộc, Cầu Lộc, Phong Lộc). Xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 có 18/21 xã. Tổng số tiêu chí NTM toàn huyện đạt 361 tiêu chí, bình quân đạt 17,2 tiêu chí/xã. Đến nay, huyện đã hoàn thành 7/9 tiêu chí NTM.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Trịnh Cao Sơn chia sẻ: Hậu Lộc đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó huy động các nguồn lực, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Toàn huyện đã tập trung dồn lực để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và triển khai các nghị quyết chuyên đề, nhằm cụ thể hóa các chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, tiếp tục thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng 2030 gắn với XDNTM theo Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trên cơ sở quy hoạch từng xã, thị trấn tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản bố trí cơ cấu hợp lý ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương gắn với thị trường tiêu thụ. Rà soát, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia súc, gia cầm, trong đó ưu tiên phát triển gia cầm. Chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi tập trung, nuôi công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho Nhân dân. Tập trung hoàn tất các hồ sơ, thủ tục trình các cấp có thẩm quyền công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2023, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc nhiệm kỳ 2020-2025, sớm đưa huyện Hậu Lộc trở thành huyện khá của tỉnh.

Bài và ảnh: Thùy Dương

Bài 2: Tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn,ứng dụng công nghệ cao.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]