Australia điều tra vụ tấn công nhà thờ Do Thái ở Melbourne
Vụ tấn công nhà thờ Do Thái ở Melbourne đang được điều tra như một hành động khủng bố, làm dấy lên lo ngại về an ninh cộng đồng tại Australia.
Mọi người tụ tập bên ngoài Nhà thờ Do Thái Adass Israel bị hỏa hoạn tàn phá ở Melbourne, ngày 9/12/2024. (Ảnh: AP)
Chính quyền Australia xác nhận một vụ tấn công bằng bom xăng vào nhà thờ Do Thái ở Melbourne tuần trước đang được điều tra như một hành động khủng bố.
Vụ việc xảy ra vào sáng sớm ngày 6/12 tại Nhà thờ Adass Israel, một trong những trung tâm Do Thái quan trọng nhất tại Australia, khiến nhiều người đang cầu nguyện phải sơ tán. Theo Ủy viên Cảnh sát trưởng bang Victoria Shane Patton, đây là một hành động “khủng khiếp, nhẫn tâm và có mục tiêu rõ ràng”.
Cơ quan chống khủng bố bao gồm Cảnh sát Victoria, Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) và Tổ chức Tình báo An ninh Australia (ASIO) đang phối hợp điều tra sự việc. Hiện cảnh sát đang truy tìm 3 nghi phạm, nhưng thông tin chi tiết về danh tính của họ chưa được tiết lộ.
Gia tăng bảo vệ cộng đồng Do Thái
Vụ việc là cuộc tấn công bài Do Thái thứ 3 trong những tháng gần đây, sau một vụ hỏa hoạn tại văn phòng một bộ trưởng gốc Do Thái ở Melbourne và hành vi phá hoại tại một khu vực Do Thái ở Sydney. Chính phủ Australia đã thành lập lực lượng đặc nhiệm Operation Avalite để đối phó với các mối đe dọa này và cam kết tăng cường 32,5 triệu AUD (gần 21 triệu USD) để bảo vệ các cơ sở cộng đồng Do Thái như nhà thờ và trường học.
Ủy viên AFP Reece Kershaw nhấn mạnh: "Những người thuộc dân tộc và tôn giáo Do Thái đang bị nhắm đến chỉ vì họ là ai. Chúng tôi sẽ không dung thứ các hành vi tội phạm đe dọa an ninh và lối sống của Australia".
Phản ứng quốc tế và tranh cãi chính trị
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên án vụ tấn công là “một hành động bài Do Thái đáng ghê tởm” và cho rằng có mối liên hệ giữa vụ việc với lập trường của chính phủ Australia trong cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza
Tuy nhiên, Thủ tướng Australia Anthony Albanese khẳng định lập trường của nước này về giải pháp hai nhà nước vẫn không thay đổi. Ông cũng chỉ ra rằng Australia đã bỏ phiếu cùng 157 quốc gia khác tại Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt các hành vi thù địch tại Gaza.
Theo VTV
{name} - {time}
-
2025-01-15 20:48:00
Ukraine có thể “không còn tồn tại” vào năm 2025
-
2025-01-15 16:33:00
Tổng thống Iran phủ nhận âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ
-
2024-12-10 06:39:00
Trung Quốc áp dụng chính sách tiền tệ “nới lỏng hợp lý” lần đầu tiên sau 14 năm
Tình hình Syria: Các bên bàn việc phối hợp chuyển giao quyền lực
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/12: Tiền tuyến Ukraine đang gặp "thách thức”
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chính thức bị cấm xuất cảnh
FAO cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở Dải Gaza
Phe đối lập Hàn Quốc cáo buộc đảng cầm quyền “đảo chính lần hai”
Cựu Tổng thống Bashar al-Assad đến Moscow, Hoa Kỳ tấn công các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo ở Syria
Liên đoàn Arab lên án Israel thay đổi bất hợp pháp hiện trạng Cao nguyên Golan.
Quốc tế kêu gọi các bên ở Syria ưu tiên lợi ích tối cao của quốc gia
Nhật Bản tái khởi động lò phản ứng hạt nhân ở tỉnh Shimane sau 13 năm