(Baothanhhoa.vn) - Tận dụng những lợi thế về nguồn nguyên liệu nông nghiệp sẵn có, quy trình chăm sóc đơn giản,... người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình trồng nấm. Đồng thời, nghiên cứu trồng thử nghiệm các loại nấm có giá trị kinh tế cao, đầu tư máy móc hiện đại, áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nấm

Tận dụng những lợi thế về nguồn nguyên liệu nông nghiệp sẵn có, quy trình chăm sóc đơn giản,... người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình trồng nấm. Đồng thời, nghiên cứu trồng thử nghiệm các loại nấm có giá trị kinh tế cao, đầu tư máy móc hiện đại, áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nấmMô hình trồng nấm của người dân xã Đông Hòa (Đông Sơn).

Đến xã Ngọc Khê (Ngọc Lặc) hỏi thăm gia đình ông Vũ Xuân Bình thì không ai xa lạ, bởi ông là người luôn tâm huyết với nghề trồng nấm và sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ sản xuất nấm trong và ngoài tỉnh. Đưa chúng tôi đi thăm khu trồng nấm, ông Bình chia sẻ: “Năm 2015, sau khi theo học các lớp tập huấn về trồng nấm, tôi quyết định đầu tư mua 10.000 bịch phôi giống về trồng”. Được biết, với số vốn đầu tư 6 tỷ đồng, ông đã xây dựng khu trồng nấm, với diện tích gần 1 ha và đầu tư các loại máy móc hiện đại trong quy trình sản xuất, như: sàng rung, nồi hơi, máy thanh trùng, máy đóng bịch...; đồng thời, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt để tiết kiệm chi phí thuê nhân công. Theo ông Bình, mỗi loại nấm đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau. Để có được sản phẩm đạt chất lượng cao thì quan trọng nhất là khâu chọn giống sau đó là cách ủ nguyên liệu. Nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, loại bỏ hết các tạp chất, thanh trùng sạch sẽ; tuân thủ các quy trình sản xuất, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh khu trồng hằng ngày. Bên cạnh các loại nấm dễ trồng và chăm sóc như nấm sò, nấm mỡ, nấm hương,... ông Bình còn sản xuất các loại nấm có giá trị kinh tế cao như nấm linh chi, nấm lim... Nhất là từ năm 2020, ông đã nghiên cứu, đầu tư xây dựng phòng nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo, với các trang thiết bị, máy móc hiện đại. Hiện nay, sản phẩm nấm từ trang trại của ông được xuất bán đi thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Tại xã Đông Hòa (Đông Sơn), trồng nấm là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân đang được xã khuyến khích nhân rộng, phát triển. Để hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như đầu ra của sản phẩm, năm 2014, xã đã thành lập HTX chế biến và tiêu thụ nấm ăn do phụ nữ làm chủ. Tham gia HTX, các thành viên được hỗ trợ kỹ thuật trồng nấm, chia sẻ kinh nghiệm và đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh đó, HTX còn tạo điều kiện cho các thành viên được vay vốn đầu tư các loại máy móc hiện đại, xây dựng khu trồng nấm, sản xuất các loại nấm có giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ông Mai Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, xã đã chú trọng trong việc quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh cải thiện mẫu mã, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây cũng là sản phẩm được xã Đông Hòa lựa chọn để phát triển thành sản phẩm OCOP năm 2021.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta nhiều hộ dân đang tham gia sản xuất nấm, chủ yếu ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... với các loại nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, nấm linh chi... Quy trình kỹ thuật trồng nấm không khó nhưng đòi hỏi người trồng phải tỉ mỉ, cẩn thận trong khâu chọn giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch, nhất là phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình phát triển của nấm để có biện pháp can thiệp kỹ thuật kịp thời giúp nấm phát triển tốt hơn. Hiện nay nhu cầu của thị trường về nấm khá phong phú, nên nấm thành phẩm được tiêu thụ dễ dàng. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng quy mô, gắn kết từ khâu sản xuất, đến sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, để phát triển bền vững nghề trồng nấm, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho người dân hiểu được công dụng của nấm, khuyến khích các hộ dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, liên kết phát triển thành sản phẩm hàng hóa. Các địa phương cần tạo điều kiện cho người dân về mặt bằng đất đai, chính sách vay vốn, hỗ trợ kinh phí tập huấn, tham quan các mô hình sản xuất nấm tập trung; đồng thời, tạo điều kiện giúp đỡ thành lập tổ hợp tác, HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm thường xuyên, ổn định cho người dân. Chủ động nguồn giống nấm, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá thương mại, tư vấn giới thiệu các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, từng bước hình thành liên kết trong sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]