(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, ngành y tế luôn chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, kịp thời khống chế, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Kiểm soát tốt dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh

Thời gian qua, ngành y tế luôn chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, kịp thời khống chế, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Kiểm soát tốt dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnhNgười dân thị trấn Kim Tân (Thạch Thành) ra quân vệ sinh môi trường để phòng, chống dịch bệnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 4.435 ca mắc COVID-19, 1 ca tử vong; 290 ca sốt xuất huyết, 1 ca tử vong; 193 ca tay chân miệng; 18 ca nghi viêm não do vi-rút; 29 ca mắc sởi; 7 ca liệt mềm cấp nghi bại liệt; 1 ca uốn ván sơ sinh; 1 ca whitmore, đã tử vong...

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngay từ đầu năm, ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp đã được kiện toàn; nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch được ban hành và triển khai thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023, yêu cầu cơ quan chuyên môn xây dựng các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm: Sốt xuất huyết, dại, viêm gan vi-rút, đậu mùa khỉ, sốt rét, tiêm phòng vắc-xin COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngành y tế tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống giám sát tại các tuyến, phát hiện sớm trường hợp mắc mới, ổ dịch mới trong cộng đồng, đồng thời nâng cao năng lực xét nghiệm phát hiện sớm tác nhân gây bệnh. Cùng với đó, chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm và thực hiện các hoạt động giám sát trọng điểm (giám sát trọng điểm, giám sát ổ dịch cũ, giám sát véc-tơ truyền bệnh, giám sát ca bệnh...) để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát; thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống dịch chủ động, bảo quản và sử dụng trang thiết bị, hóa chất, vật tư phòng, chống dịch; thực hiện duy trì và tăng cường hoạt động của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ tỉnh đến các xã phường,... bảo đảm các bệnh truyền nhiễm đều được khoanh vùng, giám sát dịch tễ, điều trị bệnh kịp thời, khống chế không để bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.

Đặc biệt, hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang diễn ra rất phức tạp tại một số địa phương trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thường xuyên phối hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát các trường hợp nghi mắc sốt xuất huyết tại bệnh viện tuyến tỉnh, đặc biệt phát hiện sớm các ca bệnh mới, khoanh vùng xử lý không để dịch lây lan trong cộng đồng. Triển khai giám sát dịch tễ ca bệnh, điều tra véc-tơ, phun hóa chất diệt muỗi, vệ sinh môi trường tại các điểm dịch phức tạp, các điểm nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch. Xây dựng kế hoạch phun hóa chất fendona 10SC thay thế Permethrin 50EC tại tổ dân phố Xuân Tiến, thị xã Nghi Sơn...

Ông Lê Trường Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Với các biện pháp chủ động, tích cực của các ngành, địa phương và các đơn vị y tế, việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh được thực hiện hiệu quả, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm được kiểm soát, góp phần bảo vệ và chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của ngành y tế, công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cũng cần sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống dịch. Mỗi người dân cần nâng cao hiểu biết về bệnh truyền nhiễm, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh bằng cách tham gia tiêm chủng đầy đủ các mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng và theo khuyến cáo của ngành y tế. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người dân cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chăm sóc y tế phù hợp. Cùng với đó, cần tăng sức đề kháng qua chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thể thao đều đặn để tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]